Hướng đến sử dụng vật liệu xi măng như một giải pháp giảm phát thải CO2 cho công trình giao thông

Các tuyến đường cao tốc đi qua các tỉnh thành khu vực phía Nam luôn phải đối mặt với những khu vực nền đất yếu và môi trường ăn mòn, từ đó đặt ra vấn đề lựa chọn xi măng phù hợp đảm bảo công trình có tuổi thọ, độ bền cao, thích ứng BĐKH.

Gia cố nền đất yếu

Việc đầu tư vào các tuyến đường cao tốc kết nối các vùng là cực kỳ cấp thiết trong bối cảnh sự phát triển nhanh chóng của kinh tế và đô thị hóa ngày càng tăng, nhu cầu về vận chuyển hàng hóa và di chuyển người dân cũng tăng lên. Đặc biệt là đầu tư vào các tuyến đường cao tốc khu vực phía Nam là rất cấp bách trong thời gian hiện tại. Tuy nhiên, các tuyến đường cao tốc này đang đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề nền đất yếu và yêu cầu bê tông có độ bền cao đối với môi trường ăn mòn tại hầu hết các tỉnh thành khu vực phía Nam. 

Để giải quyết vấn đề đất yếu này, phương pháp gia cố nền đất yếu bằng cọc xi măng đất là một trong các lựa chọn. Phương pháp này giúp tăng độ ổn định của nền đất, rút ngắn thời gian thi công với chi phí thích hợp, đặc biệt phù hợp trong các trường hợp đường đầu cầu hay các đoạn đường đi qua lớp đất bùn sâu. Tìm đúng chủng loại xi măng và hàm lượng xi măng phù hợp cũng cần được quan tâm đến để đảm bảo cường độ và chất lượng cọc xi măng đất đạt được hiệu quả tối đa. 

Sản phẩm INSEE Stable Soil đã được phát triển để đáp ứng nhu cầu gia cố nền đất yếu. Xi măng xỉ lò cao INSEE Stable Soil (ISS) theo tiêu chuẩn TCVN 4316:2007, là sản phẩm hoàn toàn khác biệt với các sản phẩm xi măng truyền thống, có đặc tính tương thích tốt với đất sét, bùn để tăng cường độ cọc xi măng đất; tương thích nhiều loại đất, khả năng cung ứng lớn; đặc biệt đáp ứng xu hướng dùng cọc xi măng đất cho các công trình giao thông. Sản phẩm đã ứng dụng thành công trong nhiều dự án trọng điểm.

ISS là sản phẩm thân thiện môi trường vì được sản xuất từ việc tận dụng nguồn vật liệu tái chế xỉ lò cao của ngành công nghiệp thép. ISS đạt chứng nhận cao nhất của Hiệp hội Công trình xanh Singapore Green Mark, đăng ký thành công chứng nhận EPD quốc tế (Environmetal Product Declaration), góp phần giảm phát thải CO2.

Sản phẩm đã ứng dụng thành công trong nhiều dự án trọng điểm trong ngành Xây dựng dân dụng, công nghiệp và đặc biệt là các dự án cơ sở hạ tầng giao thông như Dự án tuyến cao tốc Long Thành - Dầu Giây, tuyến tránh TP Sóc Trăng, tuyến đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi, Dự án 4 tuyến đường chính Thủ Thiêm và nhiều tuyến đường khác tại khu vực phía Nam. 

Đường Nguyễn Hữu Cảnh.

Thích ứng với môi trường xâm thực

Vấn đề thứ hai cần giải quyết là làm sao đạt được bê tông có độ bền cao cho các hạng mục trong môi trường xâm thực. Ngoài phương án truyền thống dùng xi măng OPC, thì các nhà sản xuất xi măng tại phía Nam, đặc biệt là Công ty Xi măng INSEE Việt Nam đã phát triển và cung cấp cho thị trường loại xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sun phát INSEE Extra Durable tuân theo Tiêu chuẩn TCVN 7711:2013 loại HS hoăc ASTM C1157 - loại HS. 

Xi măng INSEE Extra Durable là loại xi măng đặc biệt, được thiết kế cho bê tông yêu cầu độ bền cao hoặc tiếp xúc với môi trường có các tác nhân ăn mòn hóa học (như nước biển, Sun-phát, a-xít, ion clo...). INSEE Extra Durable ngoài tích hợp các yếu tố kháng sun phát cao còn có tính chất kháng ion clo giúp chống ăn mòn cốt thép và ít tỏa nhiệt giúp giảm thiểu nguy cơ nứt do nhiệt thủy hóa xi măng, đặc biệt phù hợp với các hạng mục bê tông khối lớn.

 Dự án điện gió Bạc Liêu.

Giải pháp này cũng được áp dụng khá rộng rãi trong các dự án cơ sở hạ tầng như Dự án kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Dự án Điện gió Trà Vinh, Dự án Cảng SSIT Bà Rịa - Vũng Tàu...

Phát thải CO2 của xi măng INSEE so với xi măng OPC.

Không chỉ dừng lại ở đó, các sản phẩm xi măng INSEE hướng đến việc giảm phát thải CO2 trên từng tấn xi măng sản xuất bằng việc áp dụng các biện pháp tối ưu hóa năng lượng, tận dụng nhiệt khí thải, ưu tiên dùng vật liệu tái chế… 

Các thống kê cho thấy xi măng INSEE giảm đến hơn 50% lượng khí thải CO2 so với xi măng OPC. Điều này góp phần đáng kể vào mục tiêu Giảm phát thải ròng CO2 về Zero vào 2050 như định hướng. 

Các giải pháp này đạt chứng nhận cao nhất của Hiệp hội Công trình xanh Singapore Green Mark và đặc biệt đạt chứng nhận EPD quốc tế (Environmetal Product Declaration).

Đa dạng hóa kinh doanh, liên tục đổi mới để cho ra sản phẩm mới đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các công trình xây dựng hiện đại là xu thế phát triển bền vững tất yếu của những nhà cung cấp vật liệu xi măng hàng đầu Việt Nam và trên thế giới.

Link nội dung: https://kinhtedautu.net/huong-den-su-dung-vat-lieu-xi-mang-nhu-mot-giai-phap-giam-phat-thai-co2-cho-cong-trinh-giao-thong-a12409.html