Tbox Việt Nam báo giá chuyển giao sàn hộp vượt nhịp

Trong các công trình xây dựng, cấu trúc của sàn có vai trò rất quan trọng. Với nền kinh tế phát triển như hiện nay, nhiều loại sàn được ra đời nhằm tối ưu được nhiều chi phí xây dựng. Bên cạnh như loại sàn như sàn không dầm, sàn phẳng... thì sàn hộp vượt nhịp là loại sàn được yêu thích và sử dụng nhiều nhất.

Sàn hộp vượt nhịp - sàn phẳng là gì?

Sàn hộp vượt nhịp được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản... Đây là phương pháp thi công xây dựng còn mới ở Việt Nam. Sự ra đời của sàn vượt nhịp đã tạo nên một sự đột phá trong ngành Xây dựng khi thay thế các sàn truyền thống.

Sàn dạng hộp vượt nhịp được sản xuất theo công nghệ tiên tiến và hiện đại, với chất liệu chính là Polypropylene, giúp trung hòa được sàn bê tông cốt làm giảng được trọng lượng của sàn.

Không giống như loại sàn truyền thống, sàn hộp vượt nhịp sẽ không cần sử dụng cả thanh dầm ngang và thanh dầm dọc mà thay vào đó chúng được liên kết trực tiếp với cột trụ đỡ của công trình.

Thiết kế của sàn hộp vượt nhịp

Sàn hộp vượt nhịp sẽ được thiết kế bao gồm 3 bộ phận chính:

Bê tông:

Thành phần chính của sàn hộp là bê tông, có tác dụng chịu lực chính. Trong sàn, bê tông có khả năng chịu nén và đảm bảo được độ võng cho kết cấu của kiện sàn. Sàn hộp thường sẽ có các đặc điểm sau:

●     Bê tông của sàn hộp vượt nhịp sẽ từ 6m trở lên yêu cầu bắt buộc phải sử dụng bê tông có mác từ 300 - 350 để có thể tăng có được độ sàn giảm võng.

●     Cốt liệu bên trong bê tông của sàn hộp phải có kích thước lớn nhất là 2 cm. Mục đích là để đảm bảo đầm dùi cho bê tông ở dưới lớp sàn.

●     Độ sụt khi đổ lớp dưới phải đạt 17+-2 để mang lại độ dẻo dai cho đầm dùi.

Cốt thép:

Để chịu được lực kéo của sàn cần đảm bảo cho sàn không bị nứt do đó cốt thép chính là một thành phần quan trọng. Cốt thép của sàn hộp vượt nhịp sẽ có các đặc điểm sau:

●     Cốt thép thường được sử dụng ở cường độ CB400 – CB500 nhằm tăng cường thêm độ chịu kéo để chống nứt sàn.

●     Ngoài sử dụng thép lớp dưới còn phải cần sự hỗ trợ của cốt liệu trong sàn.

●     Cần bổ sung thêm một loại thép mô men âm lớp trên và thép C để chống chọc thủng đầu cột.

Hộp nhựa:

Hộp nhựa tạo rỗng sẽ đóng vai trò chịu tải trọng trong quá trình thi công sàn. Vì vậy hộp nhựa cần phải đạt yêu cầu đề độ cứng, độ chịu va đập tốt. Kích thước hộp thường được sử dụng nhất là 50 cm x 50 cm và độ cao sẽ dao động từ 10 - 28 cm. Chân của hộp sẽ tạo nên một bề mặt của dàn nên sẽ có chiều cao dao động từ 6 - 9 cm để đảm bảo việc khoan treo dễ dàng hơn.

Thiết kế kết cấu sàn hộp vượt nhịp.

Quy trình thi công sàn hộp vượt nhịp

Ngoài việc tìm hiểu các ưu điểm, tính năng vượt trội của sàn có phù hợp với nhu cầu cần thiết cho công trình của mình hay không thì các bước thực hiện thi công, lắp đặt sàn hộp vượt nhịp cũng được nhiều khách hàng quan tâm:

●     Bước 1: Thực hiện lắp đặt lớp thép bên dưới một cách chắc chắn sau đó lắp đặt con kê. Quá trình này yêu cầu phải kiểm tra kỹ lưỡng để thực hiện theo đúng thông số kỹ thuật.

●     Bước 2: Sau khi phần khung dưới đã được gia cố chắc chắn thì tiếp đến sẽ lắp đặt các hộp nhựa vuông góc với khung dầm. Lưu ý các hộp phải được xếp kín khắp tất cả bề mặt phẳng sàn.

●     Bước 3: Gia công một lớp thép phía trên các hộp nhựa và phải cố định các lớp thép đó.

●     Bước 4: Lắp đặt lớp thép gia cường một cách kiên cố theo đúng các thông số kỹ thuật của bản vẽ.

●     Bước 5: Thực hiện đổ lớp bê tông thứ nhất lên trên lớp sắt gia cường đã lắp phía trên. Lớp bê tông phải có độ dày từ khoản 2 đến 3 cm.

●     Bước 6: Đợi cho lớp bê tông thứ nhất khô hoàn toàn rồi tiếp tục đổ lớp thứ hai lên trên để hoàn thiện bề mặt sàn.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng sàn hộp vượt nhịp

Ưu điểm:

●     Tiết kiệm thời gian thi công công trình.

●     Tiết kiệm nhiều chi phí

●     Tiết kiệm được số lượng nhân công lao động

●     Sàn hộp vượt nhịp có độ bền cao

●     Thân thiện, bảo vệ môi trường

●     Giúp cách nhiệt và cách âm một cách hiệu quả.

Nhược điểm:

●     Trong quá trình thực hiện đổ bê tông sàn, quy trình cần phải được kiểm soát chặt chẽ hơn vì số lượng đầm dùi sẽ lớn hơn so với sàn dầm truyền thống.

 

Báo giá sàn hộp vượt nhịp

Việc sử dụng sàn hộp sẽ rất cần thiết trong quá trình xây dựng. Để tìm được một nhà thầu vừa có kinh nghiệm thi công với mức giá phải chăng không phải là điều dễ dàng. Bảng giá thi công sàn hộp còn phụ thuộc vào:

●     Dựa vào diện tích, vị trí và quy mô của công trình mà nhà thầu sẽ đưa ra bảng giá tham khảo

●     Bảng giá thi công làm sàn vượt nhịp có thể được thỏa thuận theo như bản hợp đồng giữa các bên.

Công ty cam kết cung cấp đầy đủ các dụng cụ để phục vụ cho quá trình thi công lắp đặt sàn theo đúng thỏa thuận hợp đồng. Để biết thêm bảng giá cụ thể nhất vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí.

Thông tin liên hệ Công ty CP Tư vấn XD & ĐT Tbox Việt Nam

Trụ sở chính: Số 206A - Nguyễn Trãi - TP Hà Nội

Hotline: 0888.053.288

Email: [email protected]

Website : http://tboxvietnam.net

 

Link nội dung: https://kinhtedautu.net/tbox-viet-nam-bao-gia-chuyen-giao-san-hop-vuot-nhip-a17522.html