2 DN của ông Đặng Thành Tâm bắt tay cùng đối tác Mỹ đầu tư dự án cảng Nam Đồ Sơn

Hiện, Việt Nam có hơn 3.000 km bờ biển nhưng nơi phù hợp để làm cảng trung chuyển thì không nhiều. Điển hình, thành phố Hải Phòng có vị trí đặc biệt quan trọng của cả nước, nằm giữa hai hành lang kinh tế vùng.

Mới đây, UBND thành phố Hải Phòng cùng Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC), CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, SGT), Công ty Energy Capital Vietnam (ECV) với Cảng Los Angeles - Hoa Kỳ (POLA) đã cùng thoả thuận hợp tác nghiên cứu phát triển dự án Cảng tổng hợp Nam Đồ Sơn tại thành phố Hải Phòng.

Mục tiêu xây dựng cảng Nam Đồ Sơn trở thành cảng cửa ngõ hiện đại, nơi trung chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế của Việt Nam.

Hiện, Việt Nam có hơn 3.000 km bờ biển nhưng nơi phù hợp để làm cảng trung chuyển thì không nhiều. Trong quy hoạch chung của thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh theo Quyết định 323/QĐ-TTg, đường hướng phát triển cảng biển Hải Phòng là mở rộng cảng Nam Đồ Sơn thành cảng cửa ngõ, kết hợp trung chuyển quốc tế, phục vụ quốc phòng – an ninh.

Theo quy hoạch, khu bến Nam Đồ Sơn sẽ có năng lực đón tàu container sức chở đến 18.000 TEU, tàu tổng hợp, hàng rời đến 200.000 tấn, tàu hàng lỏng/khí đến 150.000 tấn, tàu khách đến 225.000 GT.

Đồng thời, khu bến này sẽ ưu tiên xây dựng các bến cảng phục vụ CCN tại khu vực và bến cảng trung tâm điện khí phù hợp quy hoạch tổng thể về năng lượng, quy hoạch phát triển điện lực, phục vụ di dời các bến cảng trên sông Cấm.

2 DN của ông Đặng Thành Tâm bắt tay cùng đối tác Mỹ đầu tư dự án cảng Nam Đồ Sơn - Ảnh 1.

Còn tại Hoa Kỳ, cảng Los Angeles (POLA) còn gọi là Cảng quốc tế Los Angeles là một tổ hợp cảng chiếm diện tích lên tới 7.500 acres (3.000 ha) cùng 43 dặm (69 km) chiều dài của bờ sông. Cảng nằm trên vịnh San Pedro ở San Pedro, cách trung tâm thành phố Los Angeles khoảng 20 dặm (32 km) về phía Nam. Đây là một trong những cảng biển lớn nhất tại Mỹ và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại và giao thương quốc tế.

Quy mô và cơ sở hạ tầng Cảng bao gồm khoảng 3.000 ha đất và nước; có 27 nhà ga hàng hóa, bao gồm nhà ga hàng container, hàng rời khô, hàng rời lỏng và các cơ sở xử lý ô tô.

Về phía đối tác Mỹ: Cảng Los Angeles (POLA) là một trong những cảng container hàng đầu tại Bắc Mỹ với mạng lưới phức tạp các nhà ga hàng container, được trang bị công nghệ và cơ sở hạ tầng tiên tiến để xử lý hàng container một cách hiệu quả. Cảng có tổng cộng 80 cầu cảng và nhà ga hàng container, bao gồm cả cầu cảng container lớn nhất tại Mỹ, APM Terminals Pier 400. Và POLA xử lý một lượng hàng hóa đáng kể, đặc biệt là với các quốc gia châu Á. Cảng đóng vai trò cửa ngõ cho hàng hóa từ và đi các nước ven biển Thái Bình Dương. Cảng Los Angeles tạo ra hoạt động kinh tế và cơ hội việc làm đáng kể cho vùng lân cận.

Link nội dung: https://kinhtedautu.net/2-dn-cua-ong-dang-thanh-tam-bat-tay-cung-doi-tac-my-dau-tu-du-an-cang-nam-do-son-a18902.html