Chuyên gia: Phải xác định thẻ nằm ở đâu trong hệ sinh thái thanh toán không tiền mặt

TS. Cấn Văn Lực cho rằng nghiên cứu phát triển hoạt động thẻ phải gắn với xu hướng thanh toán số, kể cả tiền kỹ thuật số trong tương lai.

TS Cấn Văn Lực
TS Cấn Văn Lực
Chuyên gia tài chính ngân hàng
280 bài viết
Sáp nhập ngân hàng yếu kém góp phần lành mạnh hóa thị trường ngân hàng, tăng ổn định tài chính, kinh tế vĩ mô
Tại: Sáp nhập ngân hàng yếu để ổn định hệ thống
Sau những vụ vừa qua, chúng ta cần rà soát quy định chuẩn hóa nhân sự liên quan như đại lý bảo hiểm, nhân viên tư vấn.
Tại: Bảo hiểm là kênh phòng ngừa rủi ro, không phải lĩnh vực đầu tư?

Phát biểu tại Hội thảo Thúc đẩy thị trường thẻ và Xu hướng thanh toán tương lai do Báo Tiền phong phối hợp với Công ty cổ phần thanh toán quốc gia (Napas) tổ chức ngày 26/9, tiến sĩ Cấn Văn Lực cho biết, thẻ là một trong các kênh thanh toán không tiền mặt hiện nay. Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thanh toán không tiền mặt tương đối nhanh.

Cụ thể, về số lượng giao dịch tăng đến 70% trong 3 năm qua, giá trị giao dịch tăng 35% với nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Chúng ta đang nhanh hơn khu vực, Châu Á Thái Bình Dương - chỉ xoay quanh 20- 25%.

Vì sao lại có tốc độ tăng nhanh như vậy? Theo TS. Cấn Văn Lực đó là  nhờ cơ chế chính sách thúc đẩy của NHNN trong những năm qua. Thứ hai, ở Việt Nam cho phép các hình thức thanh toán tương đối khác nhau, đa dạng như: thẻ, ví điện tử, mobile… Thứ ba, toàn bộ hệ thống ngân hàng đều chủ động, ví dụ như chuyển đổi số.

Vị chuyên gia đánh giá, chúng ta rất nhiều dư địa phát triển thanh toán không tiền mặt nói chung. Ông lưu ý trong đề án thanh toán không tiền mặt có chỉ tiêu lượng tiền mặt trong lưu thông, hiện nay vẫn còn rất cao, mà Chính phủ yêu cầu dưới 10%. Số liệu năm 2022 thì thanh toán bằng tiền mặt trong giao dịch cá nhân của Việt Nam vẫn chiếm đến 47%, tương đương Indonesia và TS. Cấn Văn Lực tin rằng còn nhiều dư địa để giảm thanh toán bằng tiền mặt xuống bằng Malaysia, Ấn Độ 30%.

Năm nay có 3 luật quan trọng gồm Luật Đất Đai, Luật Kinh doanh Bất động sản và Nhà ở được thông qua. TS. Cấn Văn Lực cho biết các chuyên gia đều tư vấn thanh toán không tiền mặt trong các giao dịch khi 3 luật này thực thi. Hiện nay, giới trẻ đa số ưa thanh toán không tiền mặt, sính nhất QR code, ví điện tử nhiều. Đây là bài toán thách thức với thẻ. Thẻ nằm trong hệ sinh thái, vai trò, vị trí của thẻ giữ ở đâu và thế nào? Cơ quan nhà nước sẽ định vị. Chúng ta nên tham khảo Ấn Độ, Trung Quốc là 2 mô hình thú vị. Muốn phát triển thẻ nội địa, trong đó có thẻ tín dụng thì nên cân nhắc.

Trong nước hiện có quá nhiều phương thức thanh toán khác, chuyển tiền khác. Hiện, hành lang pháp lý, định hướng của NHNN rất rõ, nghị định, thông tư rất rõ về thanh toán không tiền mặt, TS. Lực kiến nghị cần làm nhanh hơn. Đó là xu hướng tất yếu, đồng thời có thể là phương án hữu hiệu giúp cho công tác chống tham nhũng.

Ngoài ra, với thông tin dữ liệu. Đây là vấn đề luôn đau đáu của người dân, doanh nghiệp, ngân hàng. Bây giờ có hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Cơ sở này tiếp tục hoàn thiện, nếu tích hợp mọi thứ có được không? cơ sở có đảm bảo không? Năng lực có đảm bảo hơn? Chúng ta về lâu về dài phải tích hợp nhưng phải đồng bộ. Phải làm sao tiện lợi, chi phí thấp. Liên quan đến thẻ, vị chuyên gia mong nghiên cứu thẻ phải gắn với xu hướng thanh toán số, kể cả tiền kỹ thuật số trong tương lai.

Link nội dung: https://kinhtedautu.net/chuyen-gia-phai-xac-dinh-the-nam-o-dau-trong-he-sinh-thai-thanh-toan-khong-tien-mat-a19153.html