Nghịch lý nhà đầu tư "chê" trái phiếu doanh nghiệp lãi suất cao, ưa trái phiếu lãi suất thấp

Thị trường trái phiếu đang ấm lên, dù tốc độ hồi phục chưa đạt như kỳ vọng. Sau nhiều biến động thị trường, khẩu vị của nhà đầu tư đã có những chuyển biến tích cực, khi thiên về lựa chọn các mã trái phiếu an toàn do tổ chức phát hành uy tín tư vấn, dù lãi suất có thể thấp hơn bên ngoài từ 0,5%-1%.

Yếu tố lãi suất không còn là then chốt để chọn mua trái phiếu

Dữ liệu từ FiinRatings công bố mới đây cho biết, tính từ đầu năm đến nay, giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt hơn 140.000 tỷ đồng và chủ yếu là hình thức phát hành riêng lẻ.

Theo các chuyên gia, thị trường trái phiếu hồi phục, dù ở mức thấp, nhưng đây là điều cần thiết cho sự phát triển bền vững và minh bạch lâu dài.

Đặc biệt, khẩu vị của nhà đầu tư trên thị trường này cũng đã có những chuyển biến tích cực. Trước đây, các nhà đầu tư cá nhân thường ham chạy theo các trái phiếu được hứa hẹn lãi suất cao, mà không đánh giá hết rủi ro, hoặc không hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm của bản thân, của doanh nghiệp, của tổ chức phân phối trái phiếu.

Còn hiện nay, nhà đầu tư đã quan tâm hơn về các quy định của pháp luật, tìm hiểu kỹ thông tin và tình hình hoạt động kinh doanh, cũng như đánh giá khả năng tài chính, xếp hạng tín nhiệm của tổ chức phát hành. Yếu tố lãi suất lúc này đã không còn là “then chốt” để nhà đầu tư quyết định xuống tiền mua trái phiếu.

Nếu như thời điểm năm 2022 có những lô trái phiếu doanh nghiệp được giao dịch với lãi suất lên đến hơn 20% và hàng loạt trái phiếu lãi suất 15%/năm thì đến nay, lãi suất trái phiếu trên thị trường đã về quanh mức 10%, và một số lô lãi suất cao hơn có thể là 12-14%/năm. Nhiều nhà đầu tư sẵn sàng tìm mua các trái phiếu với lãi suất có thể thấp hơn thị trường 0,5-1% nhưng có mức độ rủi ro thấp và mức sinh lời vẫn hấp dẫn hơn nhiều so với lãi suất tiết kiệm.

Trái phiếu an toàn, giao dịch tiện lợi “lên ngôi”

Hiện nay, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại đã xuống mức rất thấp, ở mức xung quanh 5%/năm tại hầu hết các nhà băng quy mô lớn. Thị trường cổ phiếu có những giai đoạn sinh lời tốt, nhưng cũng có những giai đoạn biến động rất mạnh, chẳng hạn như 4 phiên “bốc hơi” mạnh 21-26/7. Vì vậy trái phiếu doanh nghiệp đang trở lại thu hút nhiều nhà đầu tư thời gian gần đây, và sự quan tâm tập trung ở các tổ chức phân phối uy tín, đặc biệt là thực hiện tốt các cam kết về trả lãi và đáo hạn, ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng thị trường 2022-2023 vừa qua.

Điển hình như tại Chứng khoán Techcom Securities (TCBS) trong năm 2022 và 2023, chưa có bất kỳ trái phiếu nào do công ty phân phối bị chậm tiền đáo hạn và tiền lãi định kỳ. Năm 2022, hơn 75.000 tỷ đồng tiền trái tức và gốc đến hạn ứng với trên 500 mã trái phiếu do TCBS phân phối đã được thanh toán đầy đủ và đúng hạn. Từ đầu năm 2023, các trái phiếu qua TCBS cũng đã thực hiện thanh toán gần 92.300 tỷ đồng tiền gốc và lãi trái phiếu cho nhà đầu tư.

Theo lãnh đạo công ty, sở dĩ TCBS vẫn đứng vững như vậy là bởi khẩu vị rủi ro chặt chẽ, chỉ lựa chọn phân phối trái phiếu của những doanh nghiệp uy tín và có khả năng tài chính lành mạnh. Các trái phiếu TCBS tư vấn phát hành và phân phối chủ yếu là là trái phiếu thuộc nhóm Vingroup, Masan Group…đều là những tập đoàn lớn, có hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính ổn định.

Nghịch lý nhà đầu tư "chê" trái phiếu doanh nghiệp lãi suất cao, ưa trái phiếu lãi suất thấp - Ảnh 1.

Trong năm 2022 và 2023, chưa có bất kỳ trái phiếu nào do TCBS phân phối bị chậm tiền đáo hạn và tiền lãi định kỳ

Không chỉ sau “cú sốc” thị trường trong năm 2022-2023 mà trước đó, TCBS cũng đã luôn đi đầu về minh bạch thông tin trái phiếu cho các nhà đầu tư. Tất cả các thông tin liên quan đến trái phiếu do TCBS tư vấn phát hành và phân phối, như báo cáo cập nhật thị trường, báo cáo phân tích cập nhật về trái phiếu và tổ chức phát hành, thông báo kỳ tính lãi, ngày thanh toán, lãi suất áp dụng, các điều khoản điều kiện mua trước hạn của trái phiếu, thông báo ngày đăng ký cuối cùng thực hiện trả lãi theo kỳ của trái phiếu… đều được công bố công khai trên website của công ty, đồng thời thông báo nhanh chóng đến khách hàng qua các kênh liên lạc trực tiếp.

Đây là lý do TCBS luôn được nhìn nhận như “người tiên phong dẫn dắt” trên thị trường trái phiếu, bất kể các thách thức thị trường vừa qua. Kết quả hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2023 cũng chứng minh niềm tin của nhà đầu tư đối với TCBS nói riêng, và như một đại diện tiêu biểu của môi trường đầu tư chuyên nghiệp, lành mạnh của trái phiếu doanh nghiệp. Doanh số phân phối trái phiếu bán lẻ của TCBS trong quý 2/2023 đã tăng 63% so với quý liền kề trước đó. TCBS chiếm khoảng 55% trong tổng giá trị phát hành của thị trường trong nửa đầu năm 2023.

Nghịch lý nhà đầu tư "chê" trái phiếu doanh nghiệp lãi suất cao, ưa trái phiếu lãi suất thấp - Ảnh 2.

Link nội dung: https://kinhtedautu.net/nghich-ly-nha-dau-tu-che-trai-phieu-doanh-nghiep-lai-suat-cao-ua-trai-phieu-lai-suat-thap-a19800.html