Cơ quan an ninh mạng liên bang Đức (BSI) đã ra cảnh báo cho công dân nước này rằng không nên cài đặt phần mềm diệt virus Kaspersky có nguồn gốc từ Nga, đồng thời cho biết họ "nghi ngờ về độ tin cậy của nhà sản xuất".
Kaspersky có trụ sở tại Nga từ lâu, và đã trở thành mục tiêu của những tin đồn đáng ngờ ở phương Tây về quyền sở hữu và lòng trung thành với các nhà cầm quyền của Nga.
Trong một thông báo được công bố mới đây, cơ quan này cho biết: "BSI khuyến nghị nên thay thế phần mềm bảo vệ chống virus của Kaspersky bằng các sản phẩm khác."
Cơ quan này nói thêm: "Một nhà sản xuất CNTT của Nga có thể tự thực hiện các hoạt động tấn công; bị buộc phải tấn công các hệ thống mục tiêu trái với ý muốn của họ; hoặc bị theo dõi mà họ không biết là mình là nạn nhân của một hoạt động mạng; hoặc bị lạm dụng làm công cụ cho các cuộc tấn công chống lại khách hàng của mình."
Cảnh báo trên dường như không dựa trên bất kỳ mối đe dọa cụ thể nào. Tuy nhiên, thay vào đó, nó tập trung vào quan điểm rằng Kaspersky có thể bị sử dụng để gây hại, dù điều đó trái với quan điểm của đội ngũ quản lý, thay vì bảo vệ khách hàng của mình.
Kaspersky, công ty phần mềm chống virus thành công kể từ khi thành lập vào cuối những năm 1990, đã phủ nhận việc nó có thể gây ra các rủi ro cho người dùng phương Tây. Công ty cũng cho biết quyết định của BSI có động cơ chính trị.
"Chúng tôi tin rằng quyết định này không dựa trên đánh giá kỹ thuật đối với các sản phẩm của Kaspersky mà thay vào đó được đưa ra trên cơ sở chính trị ... Kaspersky là một công ty tư nhân công ty an ninh mạng toàn cầu và với tư cách là một công ty tư nhân, không có bất kỳ ràng buộc nào với Nga hoặc bất kỳ chính phủ nào khác", một phát ngôn viên của công ty cho biết.
Người này cũng nói thêm rằng: "Chúng tôi tin đối thoại hòa bình là công cụ duy nhất có thể để giải quyết xung đột. Chiến tranh không tốt cho bất kỳ ai."
Để tránh việc bị Mỹ trừng phạt giống như công ty bảo mật Positive Technology trước đây, Kaspersky đã cố gắng xoa dịu nỗi sợ hãi của phương Tây bằng cách chuyển cơ sở hoạt động ở châu Âu sang Thụy Sĩ vào năm 2018. Nhưng, việc này đã thất bại khi chính phủ Hà Lan cho biết họ đang cấm sử dụng Kaspersky trong phạm vi nội bộ chính phủ. Cả Anh và Mỹ cũng đều làm như vậy.
Tham khảo theregister
https://soha.vn/duc-khuyen-nguoi-dan-nen-go-phan-mem-diet-virus-kaspersky-20220317154301245.htm
Link nội dung: https://kinhtedautu.net/duc-khuyen-nguoi-dan-nen-go-phan-mem-diet-virus-kaspersky-a220.html