TikTok giúp bà con nông dân thu hơn 100 tỷ hàng OCOP, riêng Thịt chua Phú Thọ, Thốt nốt An Giang… tăng trưởng 200-400% với doanh số vài tỷ/tháng

So với bình thường, việc bán thốt nốt chỉ thu về hàng chục triệu/tháng là hết nấc rồi, thì nay qua sàn TMĐT doanh số bình quân mẹ con nhà Chill Ăn Giang đã và đang thu về 400-500 triệu đồng/tháng.

Tháng 4/2023, TikTok đã cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp Việt Nam, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ký kết hợp tác nhằm nâng cao năng lực chuyển đổi số của các chủ thể có sản phẩm đạt chứng nhận chương trình "Mỗi xã Một sản phẩm" (OCOP) trên sàn thương mại điện tử (TMĐT). Đây đồng thời là hoạt động kết nối, tạo điều kiện để phát triển tiêu thụ nông sản ở Việt Nam. Thông qua dự án này, TikTok đặt mục tiêu cải thiện sinh kế của 20.000 nông dân địa phương, người dân thuộc các làng nghề thủ công và các doanh nghiệp nhỏ trên khắp 63 tỉnh thành của Việt Nam.

Sau 6 tháng triển khai, tính đến quý 4/2023, đã có hơn 800 phiên LIVE gắn logo Chợ phiên OCOP được thực hiện, thu hút hơn 300 triệu lượt xem và mang về doanh thu hơn 100 tỷ đồng cho ngành hàng OCOP. TikTok cũng đã kết nối với hơn 500 nhà sáng tạo và nhà bán hàng để đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với cộng đồng.

Chương trình còn quảng bá du lịch nông thôn địa phương đến cộng đồng và bạn bè quốc tế như Bí xanh Ba Bể - Bắc Cạn, Vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang, Mận Phiêng Khoài - Nhãn Sông Mã Sơn La, Nông sản trong mây (Macca, Sầu Riêng) - Lâm Đồng; Xứ sở Sen Hồng (#cayxoainhatoi) - Đồng Tháp, Chiến dịch "Con hươu nhà tôi" - Hà Tĩnh, và tổ chức livestream các sự kiện tại Triển lãm nông nghiệp...

TikTok giúp bà con nông dân thu hơn 100 tỷ hàng OCOP, riêng Thịt chua Phú Thọ, Thốt nốt An Giang… tăng trưởng 200-400% với doanh số vài tỷ/tháng - Ảnh 1.

Trong số 40 doanh nghiệp và chủ thể OCOP, một số người bán hàng ghi nhận được sự đột biến với phiên live khởi điểm từ vài triệu lên đến vài trăm triệu chỉ trong vài giờ livestream, gồm có Thịt chua Trường Foods (tham gia và tạo tên tuổi trên Shark Tank), Mật Ong Phương Di, Tú Trinh Foods khi doanh thu bình quân tăng trưởng hơn 120%. Riêng doanh nghiệp Phú Thọ - Hoa Thịt Chua Trường Foods đạt mức tăng trưởng top đầu với 409%.

Ngoài ra, dù không nằm trong số nổi trội nhưng Chill Ăn Giang của hai mẹ con anh Phan Văn Chiêu cũng đạt được doanh số tốt từ Tiktok. Mặt hàng Chill Ăn Giang là thốt nốt An Giang, theo chia sẻ của anh Văn Chiêu thì sau khi lên Tiktok mức tăng trưởng đến nay đã lên đến 200%. So với bình thường, việc bán thốt nốt chỉ thu về hàng chục triệu/tháng là hết nấc rồi, thì nay qua sàn TMĐT doanh số bình quân mẹ con nhà Chill Ăn Giang đã và đang thu về 400-500 triệu đồng/tháng. Anh Văn Chiêu hiện đã không còn làm việc bên ngoài mà tập trung buôm bán với mẹ.

Hay Công ty Yến Đảo Cần Giờ, theo lãnh đạo đang thu về khoảng 5 tỷ đồng mỗi tháng trên TikTok. Chia sẻ về câu chuyện lên sàn của mình, đại diện Yến Đảo Cần Giờ cho biết: “Thực sự cũng không dễ vì b an đầu kênh Tiktok của mình không có một ai follow (PV – theo dõi). Do đó, tôi b ắt đầu từ việc chỉ cách phân biệt yến thật giả . Chi phí bỏ ra khoảng 1 triệu thì chỉ đ ược 8 đơn , nên có lúc tôi nản, nghĩ cũng không hiệu quả hơn bình thường là bao nhiêu. Tuy nhiên, sáng hôm sau khi thức dậy thấy thông báo được 40 đơn , từ đó bản thân mình cũng có động lực để tiếp tục duy trì. Đến nay, từ vài đơn thì Yến Đảo Cần Giờ đã có thể đạt được 500-1 . 000 đơn/ngày , thậm chí có những phiên LIVE doanh số lên 1 tỷ ”.

Một tên tuổi cũng khá quen thuộc khác là Đảo hải sản. Hiện, so với doanh số hàng tháng khoảng 10 tỷ, thì doanh số trên Tiktok đóng góp cho Công ty là 500-600 triệu/tháng. Theo đại diện, con số doanh thu trên dù chưa quá nhiều nhưng tăng rất nhanh, vì Đảo Hải Sản chỉ mới lên Tiktok được 6 tháng. Và có một hạn chế khác khiến doanh thu trên sàn của Công ty không đạt mức cả tỷ như nhiều nhãn hàng khác, là do Đảo Hải Sản chỉ giao hàng và bán được ở Tp.HCM.

TikTok giúp bà con nông dân thu hơn 100 tỷ hàng OCOP, riêng Thịt chua Phú Thọ, Thốt nốt An Giang… tăng trưởng 200-400% với doanh số vài tỷ/tháng - Ảnh 2.

Đây cũng nút thắt lớn nhất hiện nay là TMĐT theo ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. “Với mặt nhàng tươi sống, do rào cản về logistics vận chuyển nên chỉ bán được ở Tp.HCM. Thời gian tới, chúng ta cần nhanh chóng tìm giải pháp khắc phục để TMĐT phát triển đúng với tiềm năng của nó” , ông Tiến nói.

Ngoài ra, riêng kênh Tiktok, việc bán hàng còn 2 rào cản khác về nhận thức mà cần thêm thời gian để tháo gỡ, chính là: (i) suy nghĩ Tiktok chỉ dành cho giới trẻ thích xem những những video ngắn, xu thế và (ii) đã là người trẻ, con nít thì sẽ không phải là đối tượng khách hàng mua có hàng giá trị.

Link nội dung: https://kinhtedautu.net/tiktok-giup-ba-con-nong-dan-thu-hon-100-ty-hang-ocop-rieng-thit-chua-phu-tho-thot-not-an-giang-tang-truong-200-400-voi-doanh-so-vai-tythang-a22877.html