Theo đó, thành phố Đà Nẵng đã được lựa chọn trao Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2023 tại các lĩnh vực: Thành phố điều hành, quản lý, hạ tầng, dịch vụ công thông minh.
2 lĩnh vực khác là Thành phố quản lý môi trường thông minh, xanh, sạch và Thành phố hấp dẫn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Đặc biệt, căn cứ các kết quả đạt được, Hội đồng Chung tuyển cũng thống nhất trao Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2023 cho thành phố Đà Nẵng.
Đây là giải thưởng danh giá nhất và duy nhất dành cho nhóm các thành phố/đô thị của giải thưởng năm nay. Như vậy, thành phố Đà Nẵng có năm thứ 4 liên tiếp đoạt giải thưởng này.
Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam được tổ chức thường niên từ năm 2020 nhằm tôn vinh, khích lệ các tỉnh, thành phố, các nhà đầu tư bất động sản, bất động sản công nghiệp, các doanh nghiệp công nghệ với những giải pháp giúp các đô thị phát triển thông minh hơn, bền vững hơn, mang lại tiện ích cho người dân, đồng thời kết nối cung cầu, hợp tác trong xây dựng những mô hình kiểu mẫu phù hợp để đẩy nhanh xây dựng và phát triển thành phố thông minh tại Việt Nam.
Giải thưởng này được phát động từ ngày 20/7. Sau gần 3 tháng triển khai, Giải thưởng đã nhận được 100 đề cử.
Qua 3 vòng đánh giá sơ tuyển, thuyết trình và chung tuyển, Hội đồng với 20 chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực: quy hoạch, kiến trúc, công nghệ, quản lý nhà nước…
Đến nay, đã có 142 giải thưởng đã được trao, trong đó có 23 giải cho các đô thị, 3 giải dành cho các dự án bất động sản, và 116 giải dành cho các giải pháp công nghệ.
Thành phố Đà Nẵng coi dữ liệu số là “huyết mạch” để xây dựng thành phố thông minh.
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng trực tiếp vào cuộc chỉ đạo xây dựng hạ tầng dữ liệu thống nhất và tập trung. Trung tâm IOC thế hệ mới của thành phố đóng vai trò là đầu mối thu thập thông tin, dữ liệu từ các OC quận/huyện, OC chuyên ngành và các ứng dụng, hệ thống của các cơ quan, đơn vị, cộng đồng…
Phân tích, đưa ra số liệu tổng hợp để lãnh đạo có thông tin chỉ đạo, điều hành; chia sẻ thông tin cho các cơ quan liên quan, phục vụ quản lý nhà nước; công khai, minh bạch cho người dân, doanh nghiệp, phục vụ chính quyền đô thị.
Đến nay, Thành phố này đã cung cấp gần 1.000 tập dữ liệu trên Cổng Dữ liệu mở thành phố (tăng 400 tập dữ liệu so với cuối năm 2022), tích hợp, chia sẻ gần 100 tập dữ liệu từ Cổng Dữ liệu mở thành phố lên Cổng Dữ liệu quốc gia.
Link nội dung: https://kinhtedautu.net/da-nang-lan-thu-4-dat-giai-thuong-thanh-pho-thong-minh-viet-nam-a28020.html