Năm 2024, ngành lâm nghiệp hướng tới phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững theo hướng phát huy giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng trên cơ sở quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng; bảo vệ và phát triển bền vững 100% diện tích rừng hiện có; đa dạng hóa các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp theo hướng sản xuất xanh, bền vững, tuần hoàn.
Đây là một trong 11 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm được Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) đề ra tại Hội nghị Tổng kết ngành Lâm nghiệp năm 2023 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.
Phát biểu chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Quốc Trị nhận định, năm 2023 là năm có nhiều khó khăn thách thức đối với ngành lâm nghiệp, từ việc đứt gãy chuỗi cung cầu gây ảnh hưởng đến giao thương, vấn đề logistic.
Bên cạnh đó biến đổi khí hậu là yếu tổ ảnh hưởng đến ngành lâm nghiệp: Năm 2023, có đến 300 vụ cháy rừng, tuy nhiên, diện tích thiệt hại của nước ra vẫn ở mức thấp nếu so sánh với nhiều quốc gia trên thế giới.
“Với những kết quả đã đạt được nhiều chỉ tiêu đã hoàn thành, nhiều chỉ tiêu đạt mức cao. Đổi với các chỉ tiêu ngành, chỉ tiêu về trồng rừng, khai thác, thu dịch vụ môi trường rừng, tỉ lệ che phủ rừng là những chỉ tiêu cốt lõi đã đạt được”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT chia sẻ.
Nhấn mạnh thêm về chỉ tiêu tỉ lệ che phủ rừng, Thứ trưởng Trị cho biết, đây không chỉ là chỉ tiêu của ngành lâm nghiệp mà còn là chỉ tiêu Chính phủ giao cho Bộ NN&PTNT. Việc ngành lâm nghiệp hoàn thành chỉ tiêu trên góp phần cho việc Bộ NN&PTNT hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Về công tác xây dựng văn bản pháp luật, Thứ trưởng Trị nhận xét: “Năm vừa qua, đã có nhiều văn bản pháp luật quan trọng được xây dựng trong lĩnh vực lâm nghiệp. Trong đó, một số Nghị định còn một số chỗ cần phải sửa đổi, lấp đầy để đáp ứng các nhu cầu thực tiễn hiện nay”.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Trị cho rằng, vẫn phải nhìn nhận một thực tế là nhiều chỉ tiêu vẫn chưa đạt được như mong muốn, trong đó có giá trị xuất khẩu lâm sản. Năm 2023 mục tiêu xuất khẩu lâm sản đạt 17,5 tỷ USD, nhưng đến nay mới chỉ đạt khoảng 14,3 tỷ USD.
Thứ trưởng Trị chỉ rõ: “Có thể khẳng định, 20 năm qua, chưa năm nào ngành lâm nghiệp chỉ tiêu xuất khẩu không chạm đỉnh nhưng năm nay lại bắt đầu đi xuống. Đây là tín hiệu để thấy rằng, chúng ta cần nhanh chóng tái cơ cấu lại lĩnh vực này, từ sản phẩm, nguyên liệu, thị trường đến các sản phẩm phụ trợ”.
Mặc dù giá trị xuất khẩu lâm sản như vậy nhưng ngành lâm nghiệp vẫn luôn xếp thứ 2 của toàn ngành. Tuy nhiên, dù sụt giảm những nhóm ngành lâm nghiệp vẫn góp phần quan trọng với những con số cao kỷ lục trong 10 năm qua.
Về những phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị cho biết, quy hoạch ngành trong lĩnh vực lâm nghiệp chưa được ban hành, hy vọng thời gian tới sẽ tiếp tục thúc đẩy để tạo ra hướng đi.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng chỉ ra những khó khăn, xác định đây sẽ là những rào cản trong thời gian sắp tới với ngành lâm nghiệp. Cụ thể, cơ sở hạ tầng ngành lâm nghiệp còn lạc hậu, công nghệ thấp kém, đầu tư trong lâm nghiệp còn hạn chế.
Một số cơ chế chính sách còn chồng chéo, chưa đồng nhất nhưng cơ bản đã phủ kín lĩnh vực lâm nghiệp. Những vướng mắc còn cần phải tháo gỡ, không chỉ trong Luật Lâm nghiệp mà còn nhiều luật liên quan hay là những thông tư. “Hãy nghe hơi thở của cuộc sống, xem những thứ đã ban hành có phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn hay chưa", Thứ trưởng Trị nói.
Bước sang năm 2024, Thứ trưởng đề nghị cần rà soát toàn bộ kế hoạch sau khi Bộ NN&PTNT giao chính thức chỉ tiêu.
Về văn bản quy phạm pháp luật, năm tới là năm ngành lâm nghiệp phải làm đồng bộ nhiều việc. Cần tổ chức triển khai thực hiện, cơ chế chính sách kịp thời. Có hiệu lực cần sớm đưa vào cuộc sống, chưa phù hợp thì sửa đổi, bổ sung.
Với các kiến nghị về tổ chức cán bộ, Thứ trưởng Trị cho rằng đây là điều cần thiết, đề nghị tổng hợp để xem xét giải quyết vấn đề này, giải quyết càng sớm càng tốt. Không thể để còn biên chế mà con người không đủ hay là tuyển hết mà không có biên chế.
Ngoài ra, Thứ trưởng Trị nhấn mạnh, cần phải làm ngay các nội dung liên quan đến sửa đổi Luật đất đai, trong đó có các lĩnh vực liên quan đến lâm nghiệp. Vướng mắc: chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đến vướng mắc trong vấn đề xây dựng, carbon,....
Link nội dung: https://kinhtedautu.net/xuat-khau-lam-san-lo-hen-thu-truong-bo-nnptnt-chi-dao-tai-co-cau-a31528.html