Một năm trở lại đường đua của Coteccons

Bất chấp 1 năm sóng gió của toàn ngành, Coteccons “ngược dòng” ghi nhận những kết quả khá tốt, được xem là bệ phóng vững mạnh cho giai đoạn kiến thiết sắp tới.

Một năm trở lại đường đua của Coteccons - Ảnh 1.

Những nỗ lực tái cấu trúc từ chiến lược kinh doanh, xử lý nợ xấu đến bộ máy vận hành, quản lý lao động…, đi cùng việc thắng thầu tại dự án Lego là cơ sở cho nhận định Xây dựng Coteccons (CTD) đang trở lại đường đua. Bất chấp 1 năm sóng gió của toàn ngành, Coteccons “ngược dòng” ghi nhận những kết quả khá tốt, được xem là bệ phóng vững mạnh cho giai đoạn kiến thiết sắp tới.

"Mỗi dự án sẽ là một Coteccons thu nhỏ"

Với lịch sử 18 năm hình thành và phát triển trở thành công ty xây dựng hàng đầu tại Việt Nam, lực lượng thi công luôn đóng vai trò nòng cốt và là mối quan tâm hàng đầu trong chiến lược của Coteccons.

“Đặc thù của ngành xây dựng Việt Nam vốn phụ thuộc nhiều vào lực lượng thi công hay còn gọi là người công nhân xây dựng. Lực lượng này đảm nhiệm hầu hết khối lượng công việc thi công tại các dự án, đây là công việc đòi hỏi yêu cầu cao về nền tảng sức khỏe cũng như tay nghề. Thế nhưng người công nhân xây dựng với đặc thù công việc vất vả, vốn dĩ ít được quan tâm về điều kiện và chế độ làm việc ”, đại diện Coteccons chia sẻ.

Do đó, quan điểm của Coteccons là luôn nỗ lực cải thiện môi trường làm việc để mang đến nguồn thu nhập ổn định, nâng cao tay nghề, đối xử công bằng, tôn trọng và nhân văn hơn cho anh chị em công nhân ngành xây dựng.

Trong đó, Chương trình PD Empowerment được kích hoạt từ 2021 và đẩy mạnh trong 2022 đang tiếp tục được nhân rộng hơn nữa. Đây là minh chứng thuyết phục cho chiến lược phát triển tiềm năng của nguồn nhân lực và đánh thức sức mạnh nội tại, cũng là minh chứng cho hiệu quả của tinh thần UP và OWN IT.

Cụ thể, nếu trước đây “đầu não” tư duy, lãnh đạo và chi phối của Coteccons tập trung ở hội sở và khối văn phòng; thì PD Empowerment sẽ trao quyền tự quyết cho giám đốc dự án (PD). Theo đó, mỗi dự án sẽ là một mô hình Coteccons thu nhỏ với PD là CEO với đầy đủ sự hỗ trợ để lãnh đạo – quản lý toàn diện quá trình triển khai và chuỗi giá trị xung quanh. Lúc này, khối văn phòng đóng vai trò hỗ trợ, thúc đẩy và kiểm soát theo cơ chế phù hợp.

Mô hình này theo Coteccons sẽ tạo nên sự linh hoạt, cho phép Công ty phát huy nguồn lực rộng lớn, có thể triển khai đồng bộ nhiều dự án lớn một cách chắc chắn, phân tán được rủi ro và áp lực lên một lực lượng nhất định. Thực tế, sáng kiến của Coteccons tỏ ra khá đúng đắn khi hiệu suất thi công gia tăng, đưa năng lực cạnh tranh Công ty vượt trội.

Đằng sau mức tín nhiệm BBB

Một năm trở lại đường đua của Coteccons - Ảnh 2.

Sau khi xử lý các dự án nợ xấu (bằng cách chấp nhận lỗ và trích lập dự phòng), Coteccons đã có một bức tranh tài chính khỏe hơn.

Tính đến cuối quý 1 niên độ tài chính 2023-2024 (từ ngày 1/7/2023 đến ngày 30/6/2024), tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu của Công ty ở mức 14%, thấp nhất trong số các doanh nghiệp niêm yết mảng xây lắp. Lượng tiền và đầu tư ngắn hạn đạt 4.079 tỷ đồng, chiếm 20% tổng tài sản, giúp Coteccons có khả năng cung cấp các hợp đồng xây dựng với các điều khoản hỗ trợ chủ đầu tư, cũng như không cần phải phụ thuộc nhiều vào đòn bẩy tài chính để thực hiện dự án.

Có thể nói, quản trị rủi ro tốt và có lượng tiền mặt dồi dào là lợi thế cạnh tranh của Coteccons trong giai đoạn thị trường đang khó khăn. Với năng lực tài chính vững mạnh, Coteccons được FiinRating đánh giá tín nhiệm ở hạng BBB.

Mặt khác, bất chấp ngành xây dựng vẫn đang phải đối mặt nhiều khó khăn nhưng kết quả kinh doanh của Coteccons trong quý 1 niên độ tài chính mới khá khả quan.

Cụ thể, Công ty ghi nhận doanh thu thuần gần 4.124 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu đến từ hợp đồng xây dựng. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 67 tỷ đồng, so với mức lỗ 3,5 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Giải trình biến động lợi nhuận, Coteccons cho biết doanh thu tăng kéo theo lợi nhuận tăng. Bên cạnh đó, do chính sách trích lập dự phòng đối với các dự án rủi ro mà ban lãnh đạo đã chủ động thực hiện từ năm trước đã làm giảm nhẹ được tác động của các biến động về chi phí nhân công, nguyên vật liệu xây dựng và các yếu tố vĩ mô lên chi phí giá vốn trong kỳ.

Coteccons còn tích cực tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, như việc đẩy mạnh phát triển mảng xây dựng công nghiệp, xúc tiến đầu tư ra thị trường nước ngoài...

Trên thị trường, cổ phiếu CTD dao động quanh mức 68.000 đồng/cp. Trong bối cảnh thị trường điều chỉnh từ tháng 9 tới nay, CTD là một trong số ít các mã “ngược dòng”, tăng 38%. Còn tính từ vùng đáy hồi tháng 11/2022, cổ phiếu của Coteccons đã tăng tới hơn 240%.

Một năm trở lại đường đua của Coteccons - Ảnh 3.

Trong giai đoạn 2024-2026, Chứng khoán BSC trong báo cáo mới đây kỳ vọng lợi nhuận ròng của CTD sẽ tăng trưởng mạnh với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 107%, từ mức nền thấp trong giai đoạn 2020-2023. Điều này là nhờ Coteccons sở hữu lượng backlog có giá trị lớn, đạt 20.000 tỷ đồng tính đến hết năm 2023.

Link nội dung: https://kinhtedautu.net/mot-nam-tro-lai-duong-dua-cua-coteccons-a34754.html