Giá dầu thế giới tăng cao
Theo dữ liệu trên Oilprice lúc 6h30 ngày 28/1 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI giao dịch ở mốc 78,23 USD/thùng, tăng 0,84% (tương đương tăng 0,65 USD/thùng).
Tương tự, giá dầu Brent ở mốc 83,69 USD/thùng, tăng 1,36% (tương đương tăng 1,12 USD/thùng).
Theo báo VTC News giá dầu thế giới được nhận định có tuần tăng tốt nhất. Cụ thể đối với dầu WTI và dầu Brent đã tăng hơn 8% tính từ đầu năm đến nay.
Giá dầu thế giới được hỗ trợ bởi các số liệu đến từ nền kinh tế Mỹ, cũng như lượng dầu tồn kho và sản lượng khai thác dầu của Mỹ sụt giảm.
Bên cạnh đó, căng thẳng địa chính trị ở khu vực Trung Đông đang ngày càng trở nên nóng hơn khi các cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn ở Dải Gaza. Các cuộc tấn công của phiến quân Houthi vào tàu chở hàng hóa đi qua Biển Đỏ cũng là nguyên nhân thúc đẩy giá dầu bật tăng mạnh mẽ.
Dẫu vậy, giá dầu vẫn được nhận định có thể đảo chiều trượt giá nếu tình hình xung đột có dấu hiệu hạ nhiệt khi các bên liên quan đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza.
Tuần qua, Mỹ đã báo cáo tăng trưởng kinh tế mạnh hơn dự kiến trong quý 4 là 3,3%, so với mức 2% mà Phố Wall dự đoán trước đó. Trong khi đó, Trung Quốc đang nới lỏng các yêu cầu dự trữ đối với ngân hàng của mình trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng trước bối cảnh lo ngại rằng nền kinh tế nước này đang suy thoái.
Robert Thummel, Giám đốc danh mục đầu tư tại Tortoise Capital, nói với CNBC: “Hai nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới có thể có nhu cầu khá mạnh trong năm nay”.
Khả năng nhu cầu mạnh mẽ hơn xuất hiện khi nguồn cung dầu thô ở Mỹ giảm do bão mùa đông. Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng, tồn kho dầu thô giảm 9,2 triệu thùng trong tuần trước do sản lượng giảm 1 triệu thùng/ngày.
Ở những nơi khác về phía nguồn cung, OPEC và các đồng minh, OPEC+, không có kế hoạch thay đổi nào đối với việc cắt giảm sản lượng dầu tại cuộc họp của nhóm hôm thứ Năm vừa qua. OPEC+ đang cắt giảm 2,2 triệu thùng mỗi ngày trong ít nhất quý đầu tiên để hỗ trợ giá.
Thông tin trên báo Dân Việt, tại Mỹ, dữ liệu EIA cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ giảm khoảng 2,5 triệu thùng trong tuần trước, vượt dự báo giảm 313.000 thùng. Trong khi đó về nhu cầu, IEA đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2024 lên 1,24 triệu thùng/ngày, tăng 180.000 thùng/ngày, nhờ tăng trưởng kinh tế được cải thiện và giá dầu thô giảm trong quý 4. OPEC cũng duy trì dự báo tăng trưởng nhu cầu 2,25 triệu thùng/ngày vào năm 2024, với kỳ vọng mạnh mẽ là tăng trưởng 1,85 triệu thùng/ngày vào năm 2025.
Hơn nữa, mỏ dầu Sharara của Libya đã ngừng sản xuất do các cuộc biểu tình chính trị, điều này khiến mất hơn 300.000 thùng mỗi ngày bán ra thị trường từ đây. Được biết, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng bất ngờ tăng 1,3 triệu thùng lên 432,4 triệu, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu tăng tại thị trường dầu mỏ hàng đầu thế giới.
Số liệu trước đó cho thấy, dầu thô tồn kho hàng tuần giảm nhiều hơn dự kiến, song song với đó là nhu cầu giảm với tổng sản phẩm cung cấp cho các nhà máy lọc dầu giảm 2,356 triệu thùng. Ngoài ra, tồn kho dầu thô tại trung tâm phân phối Cushing, Oklahoma tăng, trong khi tồn kho xăng tăng bất ngờ.
Trước đó, chứng kiến giá dầu tăng hơn 3% do sản lượng ở Libya bị gián đoạn khi những người biểu tình tạm dừng sản xuất từ các mỏ Sharara và El-Feel, những nơi cùng đóng góp khoảng 365.000 thùng mỗi ngày. Iran đối mặt thảm kịch với hai vụ nổ tại buổi lễ vinh danh cố chỉ huy Qassem Soleimani, khiến gần 100 người thiệt mạng và vô số người bị thương. OPEC+ bày tỏ cam kết đảm bảo sự ổn định của thị trường trong một tuyên bố trên trang web của mình.
Giá xăng dầu trong nước
Từ 15h ngày 25/1, giá xăng E5 RON92 tăng 753 đồng/lít, không cao hơn 22.171 đồng/lít; xăng RON95 tăng 925 đồng/lít, không cao hơn 23.407 đồng/lít.
Giá dầu diesel tăng 182 đồng/lít, không cao hơn 20.376 đồng/lít; Dầu hỏa tăng 8 đồng/lít không cao hơn 20.544 đồng/lít và giá dầu mazut giảm 14 đồng/kg, không cao hơn 15.494 đồng/kg.
Trong kỳ điều hành lần này, cơ quan điều hành đã quyết định trích lập quỹ bình ổn giá đối với dầu mazut ở mức 300 đồng/kg (như kỳ trước), không trích lập quỹ đối với các mặt hàng xăng, dầu diesel và dầu hỏa. Đồng thời, không chi sử dụng quỹ đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu.
Đây là lần tăng thứ ba liên tiếp của giá xăng kể từ đầu năm 2024 đến nay.
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước nói trên đã được điều chỉnh tại kỳ điều hành giá của liên Bộ Tài chính - Công Thương chiều 25/1. Giá xăng tăng mạnh nhất, trong đó xăng RON 95-III tăng 925 đồng/lít, xăng E5 RON 92 tăng 753 đồng/lít. Giá dầu tăng nhẹ, trong đó dầu diesel tăng nhiều nhất, 182 đồng/lít. Đáng chú ý là dầu mazut được điều chỉnh giảm 14 đồng/kg.
Như vậy là mặt hàng xăng đã lập hat-trick tăng giá kể từ đầu năm đến nay.
Tại kỳ điều hành này, liên Bộ trích lập Quỹ bình ổn giá đối với dầu mazut ở mức 300 đồng/kg; không trích lập Quỹ bình ổn giá đối với các mặt hàng xăng, dầu diesel và dầu hỏa; không chi sử dụng Quỹ bình ổn giá đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu.
Trúc Chi (t/h)
Link nội dung: https://kinhtedautu.net/gia-dau-the-gioi-tren-da-tang-manh-a35551.html