Quảng Bình được biết đến là vùng đất hẹp và dốc, nổi tiếng với các hang động tự nhiên, có khí hậu khắc nghiệt, mùa mưa lạnh, mùa khô nóng gió Lào. Những yếu tố này luôn có tác động đến lối sống và văn hóa của con người.
Gia chủ mong muốn một ngôi nhà để ở và quây quần bên nhau sau khi làm việc mệt mỏi. Vì thế, Kiến trúc sư đưa vào công trình cảm giác bình yên khi bước vào một hang động, ranh giới giữa trong và ngoài dần bị chia cắt, nơi những con phố đông đúc và xe cộ biến mất, thay vào đó là không gian, ánh sáng, cảm xúc và gia đình.
Bằng cách đóng cửa bên ngoài và mở rộng các chức năng bên trong, chức năng phân bổ tạo ra sự thay đổi về diện tích và thể tích theo chiều cao của ngôi nhà. Hệ thống cầu thang bộ là điểm chuyển tiếp cho các trục giao thông, giúp tăng cường sự kết nối giữa các thành viên. Nó còn nhằm mục đích tạo ra một trải nghiệm, một cuộc dạo chơi trong một không gian đầy tự do. Mỗi bước là một góc nhìn khác nhau và độc đáo.
Các phòng ngủ riêng được đề xuất với diện tích tối thiểu để đảm bảo không gian sinh hoạt chung được thông thoáng, khoảng trống và sự liên thông giúp các thành viên trong gia đình có thể kết nối, tương tác. Dù mỗi người đều có những sở thích, công việc riêng nhưng khi trở về, không gian chung sẽ luôn là nơi chứa đựng tất cả mọi người và rộng mở với nhau.
Cuối cùng là hệ mái nghiêng giống như sườn núi, mở ra khung trời êm đềm nhưng vẫn đảm bảo tách biệt với sự ồn ào bên ngoài, tạo sự riêng tư cho gia chủ. Một bể bơi nửa mái kéo dài về hướng Tây, mở ra một bầu trời bao la, bồng bềnh và đầy cảm xúc. Có một cầu thang dài dẫn lên mái nhà, giúp ngôi nhà giống như một đài quan sát toàn cảnh, tận hưởng những khoảnh khắc tươi đẹp mà thiên nhiên mang lại.
Theo Arch Daily