Anh Hưng bắt đầu làm vườn trên sân thượng tầng bốn từ năm 2019 bởi cả nhà thích ăn rau an toàn. Nhưng càng trồng càng ham, đầu năm nay, vợ chồng anh quyết định cải tạo lại phần mái nhà để tăng diện tích lên 50m2.
Anh Hưng bắt đầu làm vườn trên sân thượng tầng bốn từ năm 2019 bởi cả nhà thích ăn rau an toàn. Nhưng càng trồng càng ham, đầu năm nay, vợ chồng anh quyết định cải tạo lại phần mái nhà để tăng diện tích lên 50m2.
Ngoài giờ hành chính, vợ chồng anh phân công nhau vác đất lên sân thượng. Sau vài tháng, khu vườn 50 m2 dần hình thành. Trên vườn, ngoài các loại rau ăn lá, anh Hưng làm giàn trồng các loại cây leo như cà chua, bầu, bí, mướp, các loại dưa.
Ngoài giờ hành chính, vợ chồng anh phân công nhau vác đất lên sân thượng. Sau vài tháng, khu vườn 50 m2 dần hình thành. Trên vườn, ngoài các loại rau ăn lá, anh Hưng làm giàn trồng các loại cây leo như cà chua, bầu, bí, mướp, các loại dưa.
Anh Hưng cho biết, các loại rau như xà lách, cải, hành, ngò cho đến các loại quả như dưa lê, dưa hấu... thường cho thu hoạch sau 45-80 ngày. "Với các loại rau xanh lá, nước tưới vô cùng quan trọng, phải tưới hàng ngày, nhẹ tay để đất không bị xói mòn hoặc úng ngập", anh chia sẻ kinh nghiệm.
Anh Hưng cho biết, các loại rau như xà lách, cải, hành, ngò cho đến các loại quả như dưa lê, dưa hấu... thường cho thu hoạch sau 45-80 ngày. "Với các loại rau xanh lá, nước tưới vô cùng quan trọng, phải tưới hàng ngày, nhẹ tay để đất không bị xói mòn hoặc úng ngập", anh chia sẻ kinh nghiệm.
Ngoài trồng trong chậu nhựa, thùng xốp, vợ chồng anh tận dụng khoảng không dưới giàn để treo chậu nhựa trồng xà lách, xu hào, rau cải... Nhờ ánh sáng đầy đủ, nước tưới và phân bón cần thiết, rau trên vườn lúc nào cũng xanh tốt.
Ngoài trồng trong chậu nhựa, thùng xốp, vợ chồng anh tận dụng khoảng không dưới giàn để treo chậu nhựa trồng xà lách, xu hào, rau cải... Nhờ ánh sáng đầy đủ, nước tưới và phân bón cần thiết, rau trên vườn lúc nào cũng xanh tốt.
Nhà ở phố, mua giá thể, phân bón đắt đỏ lại khó tìm nên vợ chồng anh Hưng thường nhờ ba mẹ ở quê gửi phân hữu cơ lên. "Ba mẹ rất ủng hộ vợ chồng tôi trồng rau sạch. Nhờ được khích lệ, động viên, chúng tôi kiên nhẫn chăm chút khu vườn trên không hàng ngày", chị Trang, vợ anh Hưng nói.
Nhà ở phố, mua giá thể, phân bón đắt đỏ lại khó tìm nên vợ chồng anh Hưng thường nhờ ba mẹ ở quê gửi phân hữu cơ lên. "Ba mẹ rất ủng hộ vợ chồng tôi trồng rau sạch. Nhờ được khích lệ, động viên, chúng tôi kiên nhẫn chăm chút khu vườn trên không hàng ngày", chị Trang, vợ anh Hưng nói.
Trồng rau sân thượng ở miền Trung không chỉ khó khăn vì nắng nóng mà bão gió cũng nhiều. Năm 2020, khi bão số 9 đi qua, khu vườn bị phá tan tác. Hai vợ chồng tiếc công gây dựng nên bắt tay vào làm lại từ đầu. Mất khoảng 10 ngày, họ gieo trồng lại đón vụ Đông Xuân và Tết về.
Mướp đắng trái tim đẹp mắt, vị đắng không gắt, dễ trồng và chăm sóc lại cho năng suất cao khi trồng trên sân thượng. Nhờ các loại cây leo giàn này, rau ăn lá phía dưới được che chắn trong những ngày hè miền Trung khắc nghiệt.
Trồng rau sân thượng ở miền Trung không chỉ khó khăn vì nắng nóng mà bão gió cũng nhiều. Năm 2020, khi bão số 9 đi qua, khu vườn bị phá tan tác. Hai vợ chồng tiếc công gây dựng nên bắt tay vào làm lại từ đầu. Mất khoảng 10 ngày, họ gieo trồng lại đón vụ Đông Xuân và Tết về.
Mướp đắng trái tim đẹp mắt, vị đắng không gắt, dễ trồng và chăm sóc lại cho năng suất cao khi trồng trên sân thượng. Nhờ các loại cây leo giàn này, rau ăn lá phía dưới được che chắn trong những ngày hè miền Trung khắc nghiệt.
Giàn cà chua trái rực đỏ là niềm tự hào của vợ chồng anh Hưng. Mỗi lần bạn bè đến chơi là cơ hội để anh chia sẻ bí quyết. "Trộn giá thể đủ chất dinh dưỡng rồi ủ 10-15 ngày. Giai đoạn trước và sau ra hoa tăng cường bón kali và canxi cho cây. Đặc biệt, người trồng phải xử lý đất cũ rất kỹ trước khi trồng bằng cách trộn vôi nông nghiệp, ủ kín vài ngày, sau đó phơi trộn thêm phân hữu cơ", anh lưu ý.
Giàn cà chua trái rực đỏ là niềm tự hào của vợ chồng anh Hưng. Mỗi lần bạn bè đến chơi là cơ hội để anh chia sẻ bí quyết. "Trộn giá thể đủ chất dinh dưỡng rồi ủ 10-15 ngày. Giai đoạn trước và sau ra hoa tăng cường bón kali và canxi cho cây. Đặc biệt, người trồng phải xử lý đất cũ rất kỹ trước khi trồng bằng cách trộn vôi nông nghiệp, ủ kín vài ngày, sau đó phơi trộn thêm phân hữu cơ", anh lưu ý.
Công thức trộn giá thể cà chua được vợ chồng anh sưu tầm trong một hội thảo về trồng trọt gồm: 50% đất thịt, 30% đất tạo xốp (tro, trấu, bả đậu, bánh dầu, xơ dừa....) 20% phân bón (cà chua thích phân bò, trùn quê, phân cá, phân dơi).
Khi trộn đất cho ít vỏ trứng xay mịn để bổ sung canxi giúp ra hoa đậu quả. Trộn tất cả hỗn hợp, thêm ít vôi, tưới đẫm để 10-15 ngày. Trước khi trồng, trộn thêm nấm đối kháng trichodema, một nắm nhỏ NPK (loại kali cao 15/9/20) và ít phân lân kích rễ, tạo sức bật cho cây phát triển.
Công thức trộn giá thể cà chua được vợ chồng anh sưu tầm trong một hội thảo về trồng trọt gồm: 50% đất thịt, 30% đất tạo xốp (tro, trấu, bả đậu, bánh dầu, xơ dừa....) 20% phân bón (cà chua thích phân bò, trùn quê, phân cá, phân dơi).
Khi trộn đất cho ít vỏ trứng xay mịn để bổ sung canxi giúp ra hoa đậu quả. Trộn tất cả hỗn hợp, thêm ít vôi, tưới đẫm để 10-15 ngày. Trước khi trồng, trộn thêm nấm đối kháng trichodema, một nắm nhỏ NPK (loại kali cao 15/9/20) và ít phân lân kích rễ, tạo sức bật cho cây phát triển.
Mỗi năm, vợ chồng anh Hưng lại trồng thử nghiệm các loại dưa mới. Vì trồng không có nhà màng nên cây hay bị các bệnh về bọ trĩ, phấn trắng, ruồi vàng. Trước khi trồng, anh phải xử lý đất bằng cách trộn vôi nông nghiệp và nấm đối kháng tricoderma.
Mỗi năm, vợ chồng anh Hưng lại trồng thử nghiệm các loại dưa mới. Vì trồng không có nhà màng nên cây hay bị các bệnh về bọ trĩ, phấn trắng, ruồi vàng. Trước khi trồng, anh phải xử lý đất bằng cách trộn vôi nông nghiệp và nấm đối kháng tricoderma.
Anh Hưng chủ yếu dùng rác nhà bếp, phân tự ủ (dịch chuối, trứng, sữa, dịch trùn quế) bón phân theo từng giai đoạn. Ngoài ra, chủ vườn bổ sung phân bò, phân dê, dơi đã hoai mục cho cây. "Chúng tôi phun phòng trĩ, nấm... bằng thuốc lào ngâm pha loãng, dùng chế phẩm sinh học", anh bật mí.
Anh Hưng chủ yếu dùng rác nhà bếp, phân tự ủ (dịch chuối, trứng, sữa, dịch trùn quế) bón phân theo từng giai đoạn. Ngoài ra, chủ vườn bổ sung phân bò, phân dê, dơi đã hoai mục cho cây. "Chúng tôi phun phòng trĩ, nấm... bằng thuốc lào ngâm pha loãng, dùng chế phẩm sinh học", anh bật mí.
Nhờ có vườn sân thượng bốn năm qua, đôi vợ chồng trẻ có rau, hoa quả sạch để ăn và biếu, tặng bạn bè, người thân. "Vui nhất là lần đầu mang dưa biếu ba mẹ chồng. Ông bà bổ dưa ăn, vừa ngọt, vừa thơm nên cứ tấm tắc khen mãi", vợ anh Hưng, kể.
Nhờ có vườn sân thượng bốn năm qua, đôi vợ chồng trẻ có rau, hoa quả sạch để ăn và biếu, tặng bạn bè, người thân. "Vui nhất là lần đầu mang dưa biếu ba mẹ chồng. Ông bà bổ dưa ăn, vừa ngọt, vừa thơm nên cứ tấm tắc khen mãi", vợ anh Hưng, kể.
Nhật Minh
Ảnh nhân vật cung cấp
Link nội dung: https://kinhtedautu.net/coi-noi-mai-nha-de-lam-vuon-san-thuong-a5141.html