Chưa bao giờ mặt hàng quan trọng này của Trung Quốc đổ bộ vào Việt Nam nhiều đến thế: nhập khẩu tăng hơn 700%, là "cứu tinh" cho nhu cầu điện mùa cao điểm

Việt Nam đang đẩy mạnh nhập khẩu mặt hàng này trong những tháng đầu năm để tăng cường sản xuất điện.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2024, nhập khẩu than các loại của Việt Nam đạt gần 6,5 triệu tấn, tương đương 768 triệu USD, tăng 10,2% về lượng và tăng 2,2% về trị giá so với tháng trước đó.

Tính chung 5 tháng đầu năm, nhập khẩu than các loại đạt hơn 27 triệu tấn, trị giá hơn 3,46 tỷ USD, tăng mạnh 60% về lượng, tăng 29,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023. Giá nhập khẩu bình quân 5 tháng đạt 128 USD/tấn, giảm hơn 19% so với cùng kỳ năm 2023.

Chưa bao giờ mặt hàng quan trọng này của Trung Quốc đổ bộ vào Việt Nam nhiều đến thế: nhập khẩu tăng hơn 700%, là

Có nhu cầu tăng cao nhằm phục vụ cho sản xuất điện trong cao điểm mùa hè nắng nóng, Việt Nam đang tích cực nhập khẩu mặt hàng này từ nhiều thị trường như Indonesia, Lào, Úc,... Trong đó, Trung Quốc đang là thị trường nhập khẩu có mức tăng trưởng lớn nhất trong 4 tháng đầu năm.

Cụ thể, nhập khẩu than các loại từ Trung Quốc đạt 101.744 tấn với kim ngạch hơn 28,6 triệu USD, tăng 761% về lượng và tăng 618% về kim ngạch so với tháng 5/2023.

Lũy kế 5 tháng, nhập khẩu mặt hàng này từ đất nước tỷ dân đạt hơn 267,6 nghìn tấn với kim ngạch hơn 78,83 triệu USD, tăng 147% về lượng và tăng 146% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Giá nhập khẩu bình quân trong 5 tháng đạt 294,5 USD/tấn, giảm nhẹ 0,3% so với cùng kỳ năm 2023. Việt Nam nhập khẩu than từ Trung Quốc với giá cao nhất so với các thị trường khác.

Chưa bao giờ mặt hàng quan trọng này của Trung Quốc đổ bộ vào Việt Nam nhiều đến thế: nhập khẩu tăng hơn 700%, là

Theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, việc sử dụng than đã tăng ồ ạt trong 5 tháng đầu năm 2024, với các nhà máy nhiệt điện than chiếm trung bình 59% sản lượng điện, có ngày vượt 70%.

Con số này tăng từ gần 45% trong cùng kỳ năm ngoái và 41% vào năm 2021, khi Việt Nam bắt đầu soạn thảo kế hoạch cắt giảm than và thuyết phục các nhà tài trợ quốc tế cam kết 15,5 tỷ USD để giúp loại bỏ nhiên liệu.

Một nhà máy nhiệt điện than mới đi vào hoạt động vào năm 2023, than đã chiếm 33% tổng công suất lắp đặt vào năm ngoái, tăng từ 30,8% vào năm 2020, khiến Việt Nam càng rời xa mục tiêu giảm xuống 20% đến năm 2030.

Theo EVN, nhu cầu điện dự báo có thể tiếp tục tăng cao. Dự báo sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống tháng 6 đạt 28,1 tỷ kWh, tăng 13,8% so với cùng kỳ. Công suất cực đại toàn hệ thống có thể lên tới hơn 52.000 MW, riêng miền Bắc có thể lên đến khoảng 26.000 MW. Như vậy, vấn đề sử dụng than trong sản xuất điện sẽ còn tăng cao.

Về Trung Quốc, lượng than nhập khẩu ngày càng tăng của nước tỷ dân trong năm nay đang thách thức những kỳ vọng trước đó rằng Bắc Kinh sẽ không ngừng mua than vào năm 2024.

Hồi tháng 3 vừa qua, một giám đốc điều hành của Tập đoàn Năng lượng Quảng Đông thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc cho biết nhập khẩu than của nước này trong năm nay dự kiến sẽ ở mức kỷ lục so với năm 2023. Dữ liệu tháng trước cho thấy nhập khẩu than bằng đường biển của Trung Quốc đã tăng 17% trong quý đầu tiên.

Sản lượng than ở Trung Quốc đã biến động trong năm nay sau khi chính quyền tỉnh Sơn Tây, khu vực sản xuất than hàng đầu, hồi tháng 2 ra lệnh cho các công ty khai thác giảm sản lượng và tiến hành kiểm tra an toàn từ tháng 3 đến tháng 5, sau một số sự cố nghiêm trọng tại các mỏ than ở Trung Quốc.

Theo một kế hoạch được nhà chức trách Trung Quốc công bố, giá than và nhu cầu yếu hơn cùng với việc đóng cửa các mỏ do đợt kiểm tra an toàn sẽ khiến sản lượng than ở tỉnh Sơn Tây giảm 4% trong năm nay, lần đầu tiên sau 7 năm.

Link nội dung: https://kinhtedautu.net/chua-bao-gio-mat-hang-quan-trong-nay-cua-trung-quoc-do-bo-vao-viet-nam-nhieu-den-the-nhap-khau-tang-hon-700-la-cuu-tinh-cho-nhu-cau-dien-mua-cao-diem-a54592.html