Điểm đến của cuộc chuyển dịch chuỗi sản xuất
Sự kiện ông Donald Trump đắc cử Tổng thống được cho rằng sẽ tạo cơ hội cho ngành công nghiệp Việt Nam nhờ chính sách chiến tranh thương mại đối với Trung Quốc. Nhiều chuyên gia dự báo, Mỹ có thể áp thuế tới 60% đối với hàng hóa Trung Quốc như ông Trump đã hứa. Điều này tạo ra một cuộc dịch chuyển chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu rời khỏi Trung Quốc tới Việt Nam – nơi có vị trí gần kề, chi phí lao động cạnh tranh và chính sách kinh tế mở cửa.
Trước đó, vào ngày 25/9, tại Mỹ, UBND tỉnh Hưng Yên và Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) đã ký kết hợp tác với tập đoàn Trump (Trump Organization) để xây dựng tổ hợp khách sạn, sân golf, khu dân cư với tổng vốn đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD, bao gồm hệ thống sân golf 54 hố, khu resort và villa, khách sạn, cung cấp dịch vụ theo tiêu chuẩn cấp cao nhất của Tập đoàn Trump để phục vụ cho những sự kiện đặc biệt, các hội nghị cấp cao.
Ông Eric Trump, phó chủ tịch điều hành The Trump Organization và ông Đặng Thành Tâm, chủ tịch KBC ký thỏa thuận hợp tác với sự chứng kiến của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump, ngày 25/9, tại Florida (Mỹ) (Ảnh: KBC)
Cú bắt tay mang tầm cỡ quốc gia này đã khẳng định Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu khi mà nhiều tập đoàn Mỹ đang có xu hướng dịch chuyển khỏi Trung Quốc do những căng thẳng thương mại. Nếu dự án hợp tác với Tập đoàn Trump diễn ra thành công, sẽ kéo theo sự đổ bộ của nhiều nhà đầu tư quốc tế trong những lĩnh vực khác, đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và dịch vụ mới ở khu vực.
Trong đó, Hưng Yên – tỉnh trực tiếp được tập đoàn Trump đầu tư đã chứng minh được năng lực cạnh tranh về kinh tế, tiềm năng phát triển và chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn hàng đầu Việt Nam, hứa hẹn sẽ trở thành “bến đỗ” của “đại bàng” với dòng FDI khổng lồ từ các tập đoàn trong nước và quốc tế.
Sở hữu vị trí giáp ranh Hà Nội, tâm điểm của trục kinh tế phát triển hàng đầu miền Bắc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, trong những năm qua, Hưng Yên đã có bước phát triển ấn tượng: tốc độ tăng GRDP năm 2023 đạt 10,05% - Top 7 cả nước về tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người cao top đầu cả nước.
Tháng 6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu đến năm 2030, Hưng Yên trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, có quy mô kinh tế và trình độ phát triển trong nhóm dẫn đầu cả nước; đến năm 2050, Hưng Yên trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Trước quy hoạch mới, Hưng Yên đang tập trung mọi người lực phát triển kinh tế, hoàn thiện hạ tầng, thu hút đầu tư, để đạt mục tiêu trước thời hạn. Tỉnh phấn đấu đến năm 2030, tỉnh cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại I - GRDP bình quân đầu người đạt 278 triệu đồng; đến năm 2037 (dấu mốc kỷ niệm 40 năm tái lập tỉnh), Hưng Yên cơ bản đáp ứng tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương.
Không quá khi nói Hưng Yên đang đứng trước thiên thời – địa lợi – nhân hoà khi hội tụ mọi điều kiện thuận lợi từ nội lực tới ngoại lực. Đây cũng là đòn bẩy lớn cho thị trường bất động sản tỉnh này bứt phá.
Bất động sản bước vào chu kỳ tăng giá mới
Theo nhiều chuyên gia, bất động sản Hưng Yên đang bước vào một chu kỳ tăng giá mới kể từ sau giai đoạn trầm lắng vào năm 2023. Cụ thể, trong hai năm 2021 và 2022, giá bất động sản tỉnh này tăng mạnh, nhưng đến cuối năm 2022 và năm 2023, thị trường chững lại, giá giảm từ 15% đến 20% tùy khu vực.
Cho đến đầu năm 2024, theo hiệu ứng “vết dầu loang” từ thị trường Hà Nội, bất động sản Hưng Yên cũng sôi động trở lại. Mức giá giao dịch ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố đều tăng từ 25% đến 30% so với cùng thời điểm năm 2023. Tại các phiên đấu giá đất được thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ đấu giá thành công trung bình đạt từ 70 đến 80%.
Nằm trong top 4 cả nước về mật độ dân số với tốc độ tăng trưởng dân số và thu nhập bình quân đầu người cao top đầu cả nước, lại sở hữu một lực lượng lao động lớn từ các KCN, chính là lý do khiến thị trường nhà đất Hưng Yên luôn có sự sôi động. Thêm vào đó, những năm gần đây, sự đổ bộ của hàng loạt ông lớn bất động sản như Vingroup, Ecopark, Hòa Phát... với những đại đô thị quy mô khủng đã tạo nên cuộc làn sóng giãn dân và cuộc “đại dịch chuyển” dòng tiền đầu tư từ nội đô sang khu phía đông.
Hơn hết là, việc lọt vào tầm ngắm của tập đoàn BĐS hàng đầu thế giới - Trump Organization đã tạo thêm một “cú hích” mạnh mẽ, đưa Hưng Yên trở thành “ngôi sao sáng” tại khu vực miền Bắc.
Văn Lâm - “địa chỉ đỏ” thu hút đầu tư nhờ lợi thế vị trí.
Trong những địa phương thuộc Hưng Yên, Văn Lâm đang nổi lên như một điểm đến đầy tiềm năng tại khu phía đông Hà Nội. Huyện này sở hữu lợi thế vị trí giáp ranh Thủ đô, gần trung tâm hơn cả khu vực ngoại thành Hà Nội. Thêm vào đó, “đòn bẩy” từ hàng chục KCN, CCN và các làng nghề truyền thống nổi danh cũng giúp kinh tế huyện lọt top phát triển bậc nhất tỉnh.
Đáng chú ý, mặt bằng giá bất động sản tại Văn Lâm vẫn khá hợp lý, do chưa có nhiều dự án lớn đổ bộ tạo “sóng” đẩy giá lên cao. Theo khảo sát, trên địa bàn huyện chỉ có dự án Economy City của chủ đầu tư Hoàng Vương Hưng Yên là dự án khu đô thị quy mô duy nhất sắp mở bán đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư.
Như “hổ mọc thêm cánh”, hội tụ mọi điều kiện cần và đủ của một thị trường bất động sản phát triển rực rỡ, Hưng Yên – mà trực tiếp là khu phía Đông, đang trở thành “địa chỉ đỏ” thu hút giới đầu tư dịp cuối năm 2024 với dư địa phát triển dài hạn và bền vững.
Hà Thu