Không chỉ hoà hợp với cảnh quan tự nhiên của thành phố, cầu Varvsbron Dockyard còn trở thành một biểu tượng mới của thành phố Helsingborg.
Thành phố Helsingborg ở Thụy Điển đang trong quá trình hiện thực hóa những kế hoạch đầy tham vọng nhằm phát triển các khu dân cư mới sôi động và hồi sinh lại cấu trúc đô thị. Những kế hoạch này đòi hỏi một cây cầu mới để mở ra tiềm năng của các bến tàu cũ và tạo tiền đề dẫn tới sự thành công trong tương lai của một “quần đảo đô thị” mới, sôi động có tên Oceanhamnen.
Năm 2014, theo quy trình sơ tuyển, ba nhóm tư vấn quốc tế đã được mời nộp hồ sơ dự thầu thiết kế. Và cuối cùng, Ramboll Sweden cùng Stephen James đã trúng thầu với đề xuất về một cây cầu lai sáng tạo sử dụng kết cấu dây treo và dây văng.
Cây cầu được xây dựng theo một đường dốc nhẹ, quanh co, vẽ nên một chữ S trên sơ đồ với hai trụ nghiêng ra phía ngoài. Cách căn chỉnh cong này giải quyết hiệu quả các vấn đề địa lý của khu vực và đáp ứng các yêu cầu phức tạp của đề bài với một hình dáng mang lại cảm giác rất bản năng nhưng cũng rất tự nhiên.
Bản mặt cầu được nâng đỡ ở nhịp giữa bằng ba dây cáp treo từ hai trụ nghiêng đối diện, tạo ra các tiêu điểm chính cho cây cầu. Tuy nhiên, thay vì chỉ đơn giản là bố trí dây văng kết nối với mép boong như thông thường, những dây cáp này được đặt dưới boong để nâng nó lên từ bên dưới và nổi lên ở phía bên kia, vươn lên cột đối diện một cách năng động và táo bạo. Bốn dây cáp khác, hai dây ở mỗi cột giúp ổn định cây cầu.
Mỗi trụ cầu nghiêng cao 23m so với mặt boong và được hình thành từ phần hộp thép hình giọt nước, thon dần về phía đèn hiệu ở đỉnh của nó. Ba dây cáp chính là cáp cuộn dây có khóa, đường kính 70m, được kết nối bên trong và nổi lên từ giá treo ở tầng cao.
Bán mặt cầu là phần thép hộp hình thang, được gia cố theo phương dọc và phương ngang. Lan can là một hệ thống giá đỡ chữ V bằng thép không gỉ đặt làm riêng, được đặt cách nhau dọc theo mỗi cạnh, với một lưới đan bằng thép không gỉ, theo đường cong của boong.
Cây cầu mới không đơn thuần chỉ là một công trình giao thông, nó vừa giúp định hình không gian công cộng, vừa chứng tỏ chính nó là một điểm đến nổi tiếng cùng với các khu vực được thiết kế nhằm thúc đẩy sự tương tác tích cực giữa những người sử dụng.
Tại mỗi cột tháp, boong tàu phân nhánh ra ngoài để tạo ra hai không gian hẫng bổ sung: thứ nhất là điểm nhìn tuyệt đẹp qua kênh phà đông đúc ở phía Bắc, nhánh thứ hai tạo thành một đoạn đường nối chạm nhẹ xuống công viên mới ở phía Nam.
Nằm trong khu vực của một di sản công nghiệp lớn, cây cầu đã trở thành tâm điểm cho sự tái tạo của Oceanpiren và Helsingborg nói chung. Người dân đã nhiệt tình hưởng ứng cây cầu mới, điều này thể hiện niềm tin vào kỹ thuật được tạo ra từ thiết kế toàn diện và các công nghệ đang phát triển nhanh chóng.
Xem thêm hình ảnh cầu Varvsbron DockyardDịch: Hiếu Nghĩa | Nguồn: Archdaily
XEM THÊM
Ý tưởng truyền thông hình ảnh đô thị Thành Đô trong tuyến tàu điện ngầm số 18“Mái nhà xanh” của Viện Công nghệ Tokyo do Kengo Kuma thiết kế“Dải ruy băng” mềm mại trên hồ Yuandang, Thượng Hải