Các chuyên gia kinh tế cho rằng, kinh tế thế giới vẫn đang đứng trước nhiều thách thức khi nhiều cuộc xung đột diễn ra, thị trường hàng hóa thế giới biến động. Lạm phát neo ở mức cao, tăng trưởng thương mại yếu và niềm tin người tiêu dùng chậm phục hồi. Trong bối cảnh ấy, nhiều quốc gia tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt để ưu tiên kiềm chế lạm phát. Tổng cầu suy yếu, kinh tế tăng trưởng chậm ở nhiều nước, kể cả các nền kinh tế lớn, trong khi đó, thị trường tài chính tiền tệ, bất động sản tại một số nước tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Trước sự "ảm đạm" chung của kinh tế thế giới, Việt Nam nói chung và ngành xây dựng nói riêng cũng chịu những ảnh hưởng không nhỏ. Điển hình như nhiều công ty xây dựng đã buộc phải thu hẹp các bộ phận, thậm chí, sa thải hàng loạt nhân viên nhằm giảm chi phí. Các nhân sự ở lại làm việc thì phải chấp nhận cắt giảm lương, nợ lương và "gánh" thêm trách nhiệm của nhiều vị trí công việc khác. Từ đó, cuộc sống của họ trở nên bấp bênh và phải chắt bóp chi tiêu ở mức tối đa để cố gắng "cầm cự" trước giai đoạn khó khăn về kinh tế.
Nhân sự ngành xây dựng rơi vào tình trạng bấp bênh. (Nguồn: Hiếu Trần)
"Thời điểm cuối năm 2023, tôi nhận được thông báo cắt giảm nhân sự và yêu cầu bàn giao lại công việc trong thời gian 3 ngày vì công ty thu hẹp và giải thể nhiều phòng ban. Tôi thực sự sốc về quyết định này. Bởi vì trước đó, tôi đã bị cắt giảm tiền lương, thậm chí, có tháng còn nợ lương nhưng tôi vẫn tin tưởng vào công ty và thấy mình cần chia sẻ cùng doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn. Tôi rơi vào cảnh thất nghiệp một cách "bất đắc dĩ". Gánh nặng chi tiêu đắt đỏ ở Hà Nội của vợ chồng và hai con nhỏ khiến cuộc sống thực sự khó khăn", anh Trần Thịnh, một kiến trúc sư bộc bạch.
Không có nhiều lựa chọn, anh Thịnh cũng như nhiều nhân sự trong ngành xây dựng phải thay đổi để nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh. Anh Nguyễn Thành Nam, một kỹ sư trẻ đang làm việc tại Hải Dương chia sẻ: "Trong giai đoạn kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp hạn chế tuyển dụng nhân sự. Nếu có thì yêu cầu cực kỳ khắt khe và đòi hỏi ứng viên phải đa nhiệm hơn. Sau khi nghỉ việc ở công ty cũ, tôi đã phải mất một thời gian dài để tìm được công việc phù hợp, chấp nhận đi những dự án xa hơn. Bên cạnh đó, ở đơn vị mới, tôi cũng phải cập nhật thêm nhiều kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc. Tôi thấy rằng, chính bản thân mình phải thay đổi, không ngừng học hỏi và tích lũy kiến thức mới mỗi ngày để có thể luôn ở tâm thế chủ động".
Đánh giá về thị trường tuyển dụng, chị Lê Tú Anh, Phụ trách Ban Tuyển dụng của Giza Group cho hay, sau những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cộng thêm kinh tế nhiều biến động, thị trường tuyển dụng cũng trở nên trầm lắng hơn. Chỉ có những nhân sự và các doanh nghiệp thực sự nhanh nhạy, linh hoạt và chủ động nắm bắt cơ hội thì mới có thể thích nghi. Ban lãnh đạo Giza Group đã nỗ lực tìm kiếm các thị trường mới, đồng thời cải tổ bộ máy, tăng cường đào tạo đội ngũ, coi nhân sự chất lượng là nền tảng của sự phát triển bền vững, từ đó có được bứt phá về hiệu quả kinh doanh.
Giza Group đưa ra chiến lược thu hút nguồn nhân lực (Nguồn: Giza Việt Nam)
"Trong năm 2023 và quý I/2024, công ty liên tục trúng thầu nhiều dự án mới với quy mô và tiến độ cao, nên đã đặt ra bài toán về nhu cầu nhân sự phục vụ các dự án là rất lớn. Tuy nhiên, do hoạt động về lĩnh vực xây dựng công nghiệp đặc thù, việc tìm kiếm nguồn nhân lực phù hợp cho lĩnh vực này cũng có những khó khăn và cạnh tranh nhất định. Chính vì vậy, Giza phải đưa ra chiến lược thu hút nguồn nhân lực đầu vào như: Mở rộng đối tượng, chấp nhận đào tạo với những nhân sự chưa có thế mạnh ngành xây dựng công nghiệp và một số chiến lược khác, nhằm tăng cạnh tranh và thu hút ứng viên tiềm năng hơn", chị Tú Anh cho biết.
Trong những năm qua, Giza Group luôn chú trọng xây dựng môi trường làm việc lành mạnh để nhân sự cảm thấy vui và có động lực khi đến công ty làm việc mỗi ngày như: Cởi mở, thẳng thắn khi trao đổi công việc, Tôn trọng ý kiến cá nhân, khuyến khích nhân viên phát triển, tạo điều kiện kích thích sự sáng tạo, những ý tưởng mới, không gian mới, phong cách lãnh đạo mới; không rập khuôn, máy móc; ghi nhận những sáng kiến và kết quả công việc của người lao động một cách kịp thời, chế độ thưởng phạt đúng lúc, kỷ luật đúng người, đúng việc tạo ra quy chế làm việc tuân thủ nhưng tự giác và ý thức cao.
Việc áp dụng số hóa vào quy trình làm việc và quản lí nhân sự tại Giza đã giúp nhân sự chủ động và dễ dàng hơn khi làm việc, đồng thời, tối ưu về thời gian và không gian cho việc phát huy các ý tưởng, sáng tạo độc đáo.
Giza Group luôn chú trọng xây dựng môi trường làm việc lành mạnh dành cho CBNV (Nguồn: Giza Việt Nam)
Trong nửa đầu năm 2024, Giza Việt Nam liên tiếp trúng thầu nhiều dự án xây dựng công nghiệp tại nhiều tỉnh thành nên doanh nghiệp đang có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực. Giza Group luôn mong muốn tìm kiếm những mảnh ghép phù hợp để cùng công ty chinh phục những mục tiêu sắp tới.