Sản xuất vật liệu cứng từ nấm thay thế nhựa

Sau khi tái chế bã cà phê để làm nấm sò, doanh nghiệp trẻ của Bỉ, PermaFungi đang bắt tay vào một dự án mới: sản xuất "vi vật liệu".

Vật liệu này, được tạo ra bởi một sợi nấm có độ đặc giống như nhựa, có thể được sử dụng để thay thế một số bao bì nhất định như vật liệu cách nhiệt Polystyren.
Cuộc phiêu lưu của PermaFungi bắt đầu vào năm 2013. Julien Jacquet, Tổng giám đốc công ty cho biết dự án ra đời từ một quan sát đơn giản: rác thải là một phát minh của con người. Trong tự nhiên, mọi thứ luôn được biến đổi và tái sử dụng.

"Để pha một tách cà phê đơn giản, chẳng hạn, bạn phải thu hoạch, rang và vận chuyển hạt cà phê. Đối với chúng tôi, không thể tưởng tượng được rằng sau tất cả những lần biến đổi này, bã cà phê lại bị ném vào thùng rác".
Tính tuần hoàn là trọng tâm trong cách tiếp cận của doanh nghiệp. Mỗi sáng, các đối tác khác nhau của công ty, chẳng hạn như Exki, La Fabbrica hay Le Pain Jourdain, đưa bã cà phê từ ngày hôm trước cho những người giao hàng bằng xe đạp của PermaFungi.

Vật liệu hữu cơ được ủ trong từng túi riêng lẻ và trộn với sợi nấm, được coi là "hạt giống" của nấm. Julien Jacquet giải thích: "Chúng tôi chỉ đơn giản là tái tạo những gì tự nhiên làm. Sợi nấm là tất cả những sợi nhỏ màu trắng mà bạn nhìn thấy khi lật từ đất lên. Chúng sẽ mất 15 ngày để ăn hết bã cà phê. Sau đó chúng ta thấy những cây nấm sò đầu tiên xuất hiện, những cây nấm này được hái sau năm ngày".

Doanh nghiệp Bỉ sản xuất nấm thay thế nhựa. Nguồn: permafungi.be.

Hàng chục túi chứa đầy bã cà phê được treo bằng móc như vậy chiếm diện tích 1.200 m2 trong hầm của Tour & Taxi, nơi thường diễn ra các hội chợ triển lãm ở thủ đô Brussels. Trên các túi này mọc ra nấm, được nuôi dưỡng bằng nước mưa. PermaFungi sản xuất một tấn nấm sò tươi và 10 tấn phân bón tự nhiên mỗi tháng, đồng thời tái chế 5 tấn bã cà phê.
Sau một vài năm nghiên cứu, nhóm của PermaFungi đã thúc đẩy quá trình này đi xa hơn. Hiện công ty đang bắt tay vào sản xuất bao bì, vật liệu xây dựng. Vị Tổng giám đốc giải thích: "Khi sợi nấm ngấm hết bã cà phê, chúng tôi sẽ có được một loại phân trộn. Ban đầu, chúng tôi giao nó cho những người trồng trọt ở địa phương, nhưng chúng tôi nghĩ rằng vẫn có thể làm được điều gì đó với nó. Sau đó, chúng tôi đặt một sợi nấm khác vào hỗn hợp này, rồi nhốt chúng trong một khuôn, và nó tạo ra một vật liệu cứng kỳ lạ giống như nhựa".
Hôm 8/6 vừa qua, PermaFungi đã lắp đặt bức tường bằng vi vật liệu đầu tiên của mình tại Cityfab3, một xưởng sản xuất kỹ thuật số ở Brussels. Đặt dưới dạng các tấm, vi vật liệu có thể trở thành một giải pháp thay thế bền vững cho nhựa trong lĩnh vực xây dựng và đóng gói.

Theo người dân Brussels, vật liệu myco tạo ra ít CO 2 hơn 10 lần và sử dụng năng lượng (thường là hóa thạch) ít hơn khoảng 8 lần so với việc sản xuất bọt cách nhiệt polystyrene. Julien Jacquet cho biết: "Lý tưởng nhất là các tấm vi vật liệu của chúng tôi sẽ hướng đến nhiều hơn các công ty muốn tham gia vào dự án của chúng tôi và là một phần của sự năng động sinh thái", ông Julien Jacquet giải thích.
Hiện tại, các thử nghiệm khác nhau liên quan đến độ rắn chắc hoặc khả năng bảo vệ nhiệt của vật liệu mới dựa trên nấm đang được phát triển: "Ở Mỹ, nghiên cứu ngày càng tiên tiến hơn và kết quả thu được rất đáng khích lệ. Điều đó có nghĩa là chúng ta đang đi đúng đường và rất hứa hẹn cho tương lai", ông Julien Jacquet cho biết.
Các đồ vật khác có thể được làm từ vi vật liệu. "Chúng tôi làm đèn (dự án LumiFungi, đã bán được 400 chiếc đèn từ năm 2016), nhưng cũng có bao bì, mũ bảo hiểm xe đạp và chúng tôi hy vọng một ngày nào đó có thể làm chúng, Julien Jacquet nói. “Chúng tôi muốn mọi người nhận ra rằng cách tiêu dùng hiện tại không thể kéo dài. Vào năm 2022, chúng ta không còn có thể ở trong logic : tôi tiêu thụ và sau đó tôi vứt bỏ".
Mục tiêu của PermaFungi là đến cuối năm 2025 sẽ sản xuất 12 tấn nguyên liệu thô mỗi tháng từ 15 tấn rác thải đô thị. Công ty hướng tới mục tiêu trở thành "nhà sản xuất vi nguyên liệu quy mô lớn đầu tiên ở châu Âu và đầu tiên trên thế giới làm theo chu trình tuần hoàn".

Nguồn: Bnews.vn