Kết quả phiên đấu giá cao bất thường, gấp nhiều lần giá khởi điểm, điển hình như cuộc đấu giá đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Hồ Chí Minh. Điều đó làm nhiễu loạn thị trường, đẩy giá đất các khu vực lân cận lên cao, tạo ra hiện tượng sốt đất ảo, thiết lập mặt bằng giá đất mới khiến quá trình giải phóng mặt bằng, triển khai dự án gặp nhiều khó khăn, gây mất trật tự an ninh xã hội.
Nhiều đại biểu Quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà về giải pháp để khắc phục tình trạng nêu trên trong thời gian tới. Trả lời các đại biểu Quốc hội trong phiên chất vấn mới đây tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề trên, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết: Việc đấu giá đất trong thời gian qua nổi lên không chỉ có vấn đề thổi giá, mà còn dìm giá, “quân xanh, quân đỏ”.
Đó là vấn đề rất bức xúc, nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, làm thất thoát tài sản nhà nước. Việc thổi giá lên cao cũng tạo ra một mặt bằng giá mới, gây nhiều hệ lụy, đặc biệt là đối với các ngân hàng khi các mức giá đó không thực, gây mất an ninh tiền tệ.
Khẳng định đã nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề trên, Bộ trưởng Trần Hồng Hà chỉ ra nguyên nhân, đó là việc đấu giá đất đang được điều chỉnh bởi Luật Đấu giá, Luật Đất đai, các quy định về thuế, tài chính. Vì có nhiều luật điều chỉnh nên về quy trình, trình tự, phương thức đấu giá đất còn bất cập. Giá trị tài nguyên như đất đai không giống với các vật thể giá trị khác. Vì vậy, phải có quy định về phương thức, trình tự đấu giá với tài sản đất đai chặt chẽ hơn.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, đã có quy định về điều kiện doanh nghiệp tham gia đấu giá đất, nhưng chưa cụ thể về điều kiện năng lực, trách nhiệm, kinh nghiệm thực tiễn. Vì vậy, phải có chế tài mạnh mẽ hơn, nếu doanh nghiệp sau khi đấu giá rồi bỏ cọc thì phải xử lý, để lần sau họ không tham gia được, như vậy mới đủ sức răn đe.
Đồng thời đề nghị tăng cường thanh tra, kiểm tra để xử lý cơ quan công quyền và doanh nghiệp lợi dụng vấn đề đấu giá. Ngoài ra, chế tài xử lý cần mạnh hơn, cả về hình sự, kinh tế để đủ tính răn đe. Thời gian thẩm định hồ sơ đấu giá chỉ 15 ngày là không ổn, cần thẩm định thông qua hồ sơ nộp tại ngân hàng, hồ sơ đất đai, lý lịch nhà tham gia đấu giá...
Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Hoàng Văn Cường cho rằng, cần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước không chỉ dựa trên tiêu chí đánh giá theo đúng các quy định pháp luật. Bên cạnh đó còn phải dựa trên hiệu quả, mục tiêu đề ra để tránh xảy ra bất ổn trong nền kinh tế, thị trường đất đai. Điều này cũng là để cơ quan quản lý Nhà nước nâng cao tinh thần trách nhiệm, luôn luôn phải tìm hiểu xem có những bất thường trên thị trường đất đai để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Cũng theo đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Hoàng Văn Cường, việc bỏ cọc sau khi đã trúng đấu giá đất lên cao không còn là hiện tượng đơn lẻ nữa, không còn là sự vô tình mà là sự cố ý có chủ mưu, chủ định và là vấn nạn. Hậu quả của của việc làm này là giá đất bị thổi lên rất cao so với thực tế. Điều này đã khiến cho những người có nhu cầu mua đất thực sự sẽ bị thiệt hại lớn khi mua đất ở thời điểm đất bị làm giá quá cao.
Mặt khác, những người thực sự có nhu cầu mua đất không thể tiếp cận được với khu đất mà mình yêu thích vì giá đất bị thổi lên quá cao hoặc đất ở thời điểm đó đang bị bỏ trống nhưng giá lại cao nên nhà đầu tư không thể trúng thầu.
Kết quả phiên đấu giá cao bất thường, gấp nhiều lần giá khởi điểm, điển hình như cuộc đấu giá đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Hồ Chí Minh. Điều đó làm nhiễu loạn thị trường, đẩy giá đất các khu vực lân cận lên cao, tạo ra hiện tượng sốt đất ảo, thiết lập mặt bằng giá đất mới khiến quá trình giải phóng mặt bằng, triển khai dự án gặp nhiều khó khăn, gây mất trật tự an ninh xã hội.
Nhiều đại biểu Quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà về giải pháp để khắc phục tình trạng nêu trên trong thời gian tới. Trả lời các đại biểu Quốc hội trong phiên chất vấn mới đây tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề trên, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết: Việc đấu giá đất trong thời gian qua nổi lên không chỉ có vấn đề thổi giá, mà còn dìm giá, “quân xanh, quân đỏ”.
Đó là vấn đề rất bức xúc, nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, làm thất thoát tài sản nhà nước. Việc thổi giá lên cao cũng tạo ra một mặt bằng giá mới, gây nhiều hệ lụy, đặc biệt là đối với các ngân hàng khi các mức giá đó không thực, gây mất an ninh tiền tệ.
Khẳng định đã nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề trên, Bộ trưởng Trần Hồng Hà chỉ ra nguyên nhân, đó là việc đấu giá đất đang được điều chỉnh bởi Luật Đấu giá, Luật Đất đai, các quy định về thuế, tài chính. Vì có nhiều luật điều chỉnh nên về quy trình, trình tự, phương thức đấu giá đất còn bất cập. Giá trị tài nguyên như đất đai không giống với các vật thể giá trị khác. Vì vậy, phải có quy định về phương thức, trình tự đấu giá với tài sản đất đai chặt chẽ hơn.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, đã có quy định về điều kiện doanh nghiệp tham gia đấu giá đất, nhưng chưa cụ thể về điều kiện năng lực, trách nhiệm, kinh nghiệm thực tiễn. Vì vậy, phải có chế tài mạnh mẽ hơn, nếu doanh nghiệp sau khi đấu giá rồi bỏ cọc thì phải xử lý, để lần sau họ không tham gia được, như vậy mới đủ sức răn đe.
Đồng thời đề nghị tăng cường thanh tra, kiểm tra để xử lý cơ quan công quyền và doanh nghiệp lợi dụng vấn đề đấu giá. Ngoài ra, chế tài xử lý cần mạnh hơn, cả về hình sự, kinh tế để đủ tính răn đe. Thời gian thẩm định hồ sơ đấu giá chỉ 15 ngày là không ổn, cần thẩm định thông qua hồ sơ nộp tại ngân hàng, hồ sơ đất đai, lý lịch nhà tham gia đấu giá...
Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Hoàng Văn Cường cho rằng, cần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước không chỉ dựa trên tiêu chí đánh giá theo đúng các quy định pháp luật. Bên cạnh đó còn phải dựa trên hiệu quả, mục tiêu đề ra để tránh xảy ra bất ổn trong nền kinh tế, thị trường đất đai. Điều này cũng là để cơ quan quản lý Nhà nước nâng cao tinh thần trách nhiệm, luôn luôn phải tìm hiểu xem có những bất thường trên thị trường đất đai để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Cũng theo đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Hoàng Văn Cường, việc bỏ cọc sau khi đã trúng đấu giá đất lên cao không còn là hiện tượng đơn lẻ nữa, không còn là sự vô tình mà là sự cố ý có chủ mưu, chủ định và là vấn nạn. Hậu quả của của việc làm này là giá đất bị thổi lên rất cao so với thực tế. Điều này đã khiến cho những người có nhu cầu mua đất thực sự sẽ bị thiệt hại lớn khi mua đất ở thời điểm đất bị làm giá quá cao.
Mặt khác, những người thực sự có nhu cầu mua đất không thể tiếp cận được với khu đất mà mình yêu thích vì giá đất bị thổi lên quá cao hoặc đất ở thời điểm đó đang bị bỏ trống nhưng giá lại cao nên nhà đầu tư không thể trúng thầu.
Việc bỏ cọc sau khi đã trúng đấu giá đất lên cao có thể còn có động cơ trục lợi khác về mặt tài chính như có người cố tình thổi giá đất lên cao nhằm nâng các giá trị tài sản định giá khi thế chấp ngân hàng để vay vốn được nhiều hơn hoặc làm cho các khoản nợ có yếu tố được bảo đảm. Điều này hết sức nguy hại cho nền kinh tế của đất nước.
Để giải quyết tình trạng này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng: Cần sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến “hứa mua, hứa bán” trong Luật Kinh doanh bất động sản, Bộ Luật Dân sự và các luật khác có liên quan để khắc phục các tồn tại nêu trên.
“Cần cân nhắc việc quản lý các giao dịch về đặt cọc về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo hình thức bắt buộc phải đăng ký để nhà nước quản lý. Các cơ quan có liên quan như Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng, Tòa án nhân dân Tối cao, UBND các cấp cần rà soát hệ thống quy định pháp luật nhằm đưa ra các giải pháp để quản lý, tuyên truyền vận động người dân nhận thức và thực hiện đúng các quy định của pháp luật; giải quyết các tranh chấp phát sinh giao dịch liên quan đến đặt cọc, hứa mua, hứa bán để đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh”, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Nguồn: Báo Tin tức