Ngôi nhà siêu mảnh này đã từng đoạt giải A+ về những dự án mô tả cuộc sống nhỏ gọn ngay tại Tokyo, Nhật Bản. Mặc dù quỹ đất hạn chế nhưng dự án mà YUUA Architects and Associates thực hiện đã thu hút sự quan tâm từ người Nhật nơi đây, những người muốn sở hữu một tổ ấm tại một thành phố đông dân cư.
Nét đặc sắc và cốt lõi của ngôi nhà chỉ rộng vỏn vẹn chưa đầy 2m này là tính linh hoạt của không gian nội thất tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các không gian, cho phép gia chủ tự do sáng tạo lại từng phần của ngôi nhà, bất chấp sự phân chia không gian sống thông thường.
Mặc dù quỹ đất rất hạn chế nhưng dự án mà YUUA Architects and Associates thực hiện đã thu hút sự quan tâm từ người Nhật nơi đây, những người muốn sở hữu một tổ ấm tại thành phố đông dân cư.
Được ủy quyền từ một cặp vợ chồng sở hữu hai thú cưng, ngôi nhà rộng 1,8m này là ví dụ về mẫu nhà siêu nhỏ gọn, trong tiếng Nhật gọi là kyo-sho-jutaku. Ngôi nhà được xây dựng trên một mảnh đất nhỏ, phù hợp với những người trẻ muốn xây nhà tại nơi đông dân cư như Tokyo, nơi giá bất động sản luôn tăng chóng mặt, buộc các nhà thiết kế phải suy nghĩ lại về khái niệm cuộc sống đô thị.
Giám đốc kiêm đồng sáng lập công ty kiến trúc YUUA, bà Madoka Aihara, cho biết, kinh nghiệm đã giúp bà “học được cách biến hóa các không gian rộng rãi và thoáng nhất có thể như những ngôi nhà rộng lớn trong khi vẫn giữ được sự riêng tư vốn có”.
Toàn bộ mặt tiền hướng ra đường chính được lắp kính hoàn toàn, cho phép ánh sáng tự nhiên tràn vào nhà vào ban ngày và nhưng cũng vừa ngăn không cho người nhìn vào, tạo được sự riêng tư thiết yếu.
Khi đêm đến, ngôi nhà chỉ lộ ra những phần thiết yếu bởi không gian tiếp khách và ăn uống được bố trí sâu bên trong. “Nếu nhìn từ dưới lên, các lớp sàn nhà che khuất tầm nhìn khung cảnh bên trong”.
Bên ngoài ngôi nhà trông thực sự yên tĩnh, như một khối thủy tinh quy mô lớn có phân chia các tầng bên trong.
Để làm nổi bật cá tính của gia chủ về tối đa hóa không gian, nhóm thiết kế phân chia ngôi nhà thành các tầng và biến ngôi nhà thành một nơi để thư giãn, vui chơi thực thụ. YUUA đã hạn chế tối đa các cột và dầm, thay vào đó đưa vào các kết cấu khung thép. Bên cạnh đó, hệ thống cọc EZ đã được sử dụng cho nền bê tông.
Thiết kế ngôi nhà không tuân theo những chuẩn mực chiều cao nhất định. Sự chênh lệch chiều cao và cách bố trí những khoảng lửng gợi nhớ đến các khu vực lối vào truyền thống của Nhật Bản, được gọi là genkan, mọi người đều phải bỏ giày trước khi vào. Sự khác biệt về chiều cao nhỏ này chiếm ưu thế trong phần còn lại của ngôi nhà và có thể nhìn thoáng qua cửa sổ từ các tầng khác nhau trong ngôi nhà.
Tầng một được sử dụng làm không gian học tập và chừa ra một bục nhỏ để kê giường. Tầng hai là phòng khách kết hợp nhà bếp và không gian ăn uống, còn có thêm một không gian ngắm cảnh ở gần cửa sổ.
Ngôi nhà sử dụng cầu thang xoắn ốc đảm nhiệm vai trò giao tiếp theo trục dọc, vừa kết nối khu học tập, sinh hoạt, không gian gác xép bao gồm phòng tắm, phòng vệ sinh và một sân thượng nhỏ.
Hai cửa sổ trần dùng để chiếu sáng các phần trong ngôi nhà đồng thời hướng của mặt tiền được che chắn và sử dụng hệ thống lưu thông không khí, tạo điều kiện thông gió tự nhiên.
Hầu như không có không gian đóng nào trong ngôi nhà. Thay vào đó, các kệ mở xung quanh cầu thang và trong nhà bếp làm tăng độ thông thoáng cũng như mang đến sự ấm áp đặc biệt cho nội thất tối giản.
Nếu như các thiết kế thông thường chọn màu trắng để tạo cảm giác thoải mái và rộng rãi cho không gian thì Aihara lại bố trí những bức tường sẫm màu. “Các cạnh của không gian sẽ lu mờ bởi màu tối, giống như không gian bên trong bầu khí quyển trái đất. Tôi nghĩ gam màu tối có thể che đi cảm giác chật hẹp”.
Với việc sử dụng khung thép thay vì bê tông cột dầm, tối đa hóa không gian bên trong, nhóm thiết kế đã biến ngôi nhà thành các khối nhỏ liên kết với nhau nhưng vẫn đảm nhiệm từng chức năng nhất định. Thông qua sự kết hợp tài tình của không gian, ngôi nhà rộng 1.8m vẫn giữ được sự linh hoạt như những ngôi nhà Nhật Bản truyền thống và đương đại đang thể hiện đồng thời đề cao công năng, giản tiện hình thức.
Khi được hỏi về triết lý theo đuổi của YUUA, bà Aihara cũng thẳng thắn: “Chúng tôi muốn mang đến không gian hài hòa với môi trường và giúp cho mọi người thoải mái và trân trọng chúng” – một mục tiêu đáng ngưỡng mộ khi nhìn vào thành quả mà họ đạt được thông qua Ngôi nhà rộng 1.8m.
Xem thêm hình ảnh Ngôi nhà rộng 1.8m tại đây:Dịch: Vũ Hương | Nguồn: Architizer
XEM THÊM
Tương lai của nhà ở bền vững tại Nhật Bản: Phát triển mô hình Net-ZeroTrụ sở mới của Viện nghiên cứu cao cấp về Toán với những hình khối không đối xứngKhoảng lùi cho không gian sống đúng nghĩa