Trong khi tổng nợ trên toàn cầu tăng kỷ lục, tỷ lệ nợ/GDP của Việt Nam thay đổi ra sao?

Theo báo cáo Giám sát nợ toàn cầu được Viện Tài chính Quốc tế (International Institute of Finance - IIF), trong bối cảnh hầu hết các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với áp lực gia tăng tổng nợ, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia giảm tỷ lệ nợ/GDP.

Trong khi tổng nợ trên toàn cầu tăng kỷ lục, tỷ lệ nợ/GDP của Việt Nam thay đổi ra sao? - Ảnh 1.

Theo báo cáo Giám sát nợ toàn cầu được Viện Tài chính Quốc tế (International Institute of Finance - IIF), Hoa Kỳ công bố vào ngày 19/09, trong bối cảnh thế giới đầy áp lực từ sự gia tăng lãi suất, nợ toàn cầu đã tăng thêm 10 nghìn tỷ USD trong nửa đầu năm 2023, chạm ngưỡng kỷ lục 307 nghìn tỷ USD.

Sau chuỗi 7 quý liên tiếp giảm, tỷ lệ nợ toàn cầu/GDP (global debt/GDP) tăng lên mức 336% vào tháng 6/2023. Các nền kinh tế phát triển chiếm khoảng 80% số nợ mới, trong đó Mỹ, Nhật Bản, Anh và Pháp ghi nhận sự gia tăng lớn nhất. Tại các nền kinh tế mới nổi, Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil ghi nhận sự gia tăng nợ đáng kể.

Trong bối cảnh hầu hết các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với áp lực gia tăng tổng nợ, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia giảm tỷ lệ nợ ở các khu vực/GDP. Tỷ lệ nợ toàn cầu của Việt Nam trên GDP trong quý 2/2023 đã ghi nhận sự giảm so với cùng kỳ trước đó.

Cụ thể, tỷ lệ nợ của khu vực hộ gia đình có sự giảm nhẹ từ mức 26,2% GDP trong quý 2/2022 xuống còn 25,8% GDP trong quý 2/2023. Đồng thời, tỷ lệ nợ của Chính phủ giảm từ 38,6% GDP trong quý 2/2022 xuống còn 37.9% GDP trong quý 2/2023. Ngành tài chính đã ghi nhận tỷ lệ nợ thấp nhất và giảm tương đối mạnh so với cùng kỳ quý 2/2022, từ mức 5,0% GDP (Q2/2022) xuống còn 4,4% GDP vào quý 2/2023.

Trong khi tổng nợ trên toàn cầu tăng kỷ lục, tỷ lệ nợ/GDP của Việt Nam thay đổi ra sao? - Ảnh 2.

Ngoài ra, đáng chú ý khu vực doanh nghiệp phi tài chính có tỷ lệ nợ cao nhất trong cả hai quý, và cũng là ngành duy nhất ghi nhận sự tăng từ mức 105,2% GDP vào quý 2/2022 lên mức 113,8% GDP vào quý 2/2023.